Khái niệm về kế toán quản trị
Có rất nhiều các loại hình tổ chức khác nhau có ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của chúng ta: Các nhà sản xuất, công ty dịch vụ,
các nhà bán lẻ, các tổ chức phi lợi nhuận và các tổ chức, cơ quan của
chính phủ. Tất cả các tổ chức này đều có 2 đặc điểm chung:
- Thứ
nhất, mọi tổ chức đều có các mục tiêu hoạt động. Chẳng hạn, mục tiêu
của một hãng hàng không có thể là lợi nhuận và thỏa mãn tối đa nhu cầu
của khách hàng. Mục tiêu của cơ quan công an là đảm bảo an ninh cho cộng đồng với chi phí hoạt động tối thiểu.
- Thứ
hai, các nhà quản lý của mọi tổ chức đều cần thông tin để điều hành và
kiểm soát hoạt động của tổ chức. Nói chung, tổ chức có qui mô càng lớn
thì nhu cầu thông tin cho quản lý càng nhiều.
Kế toán
quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các
nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm
soát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991).
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Nói
tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả
mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc
trong một tổ chức (Edmonds et al, 2003)
Các mục tiêu của tổ chức và công việc của nhà quản lý
Mục tiêu của tổ chức
Một
tổ chức có thể được xác định như là một nhóm người liên kết với nhau để
thực hiện một mục tiêu chung nào đó. Một ngân hàng thực hiện các dịch
vụ tài chính là một tổ chức, một trường đại học thực hiện nhiệm vụ giáo
dục đào tào cũng là một tổ chức,v.v…Một tổ chức phải được hiểu là
những con người trong tổ chức chứ không phải là của cải vật chất (tài
sản) của tổ chức.
Một tổ chức có những mục tiêu gì? Câu trả lời thật không đơn giản. Thế mà, đó lại là cơ sở để ra quyết định về chiến lược và sách lược của tổ chức.
Mục
tiêu hoạt động của các tổ rất đa dạng và khác nhau. Trong mỗi một giai
đoạn phát triển khác nhau, một tổ chức có thể xác định một hoặc một số
mục tiêu nhất định. Dưới đây là một số mục tiêu thường gặp của các tổ
chức:
- Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn
- Cực tiểu chi phí
- Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm
- Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp
- Tăng trưởng
- Cực đại giá trị tài sản
- Đạt được sự ổn định trong nội bộ
- Trách nhiệm đối với môi trường
- Cung cấp các dịch vụ công cộng với chi phí tối thiểu
Qúa trình quản lý và công việc của các nhà quản lý
Những
người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong
việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Ví dụ: Mục tiêu của Công
ty máy tính IBM do ban giám đốc (được các cổ đông của công ty bầu ra)
của công ty thiết lập.
Cho dù mục tiêu hoạt động của một tổ
chức là gì đi nữa, công việc của các nhà quản lý là phải đảm bảo các
mục tiêu được thực hiện. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ
chức, các nhà quản lý thực hiện 4 hoạt động (chức năng) cơ bản:
♦ Lập kế hoạch
Trong
việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt
động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định. Những kế hoạch
này có thể dài hạn hay ngắn hạn. Khi các kế hoạch được thi hành, chúng
sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận
trong doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã định.
♦ Tổ chức và điều hành
Trong
việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ
chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được
thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám
sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.
♦ Kiểm soát
Sau
khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và
đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, các
nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ
phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình
kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã
thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa
đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã
thiết lập.
♦ Ra quyết định
Ra quyết định là việc thực
hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết
định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan
trọng, xuyên suốt các khâu trong qúa trình quản lý một tổ chức, từ khâu
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra
quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông
tin. Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt là kế
toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho
nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định.
Mục tiêu của kế toán quản trị
Để
thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức,
các nhà quản lý cần thông tin.Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực
hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các nhà kinh tế,
các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các
nhân viên kế toán quản trị của tổ chức.
Hệ thống thông tin kế
toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà
quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục
tiêu chủ yếu như sau:
- Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định
- Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức
- Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức
- Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức
Vai trò của nhân viên kế toán quản trị trong tổ chức
Vai
trò chủ yếu của nhân viên kế toán quản trị trong một tổ chức là thu
thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý
để họ thực hiện viêc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra
quyết định.
Các nhà quản lý sản xuất thường vạch kế hoạch và ra
quyết định về các phương án và lịch trình sản xuất, các nhà quản lý
tiếp thị thì ra các quyết định về quảng cao, khuyến mãi và định giá sản
phẩm, và các nhà quản trị tài chính thường ra các quyết định về huy
động vốn và đầu tư. Tất cả các nhà quản lý này đều cần thông tin cho
các quyết định của họ. Chính các nhân viên kế toán quản trị sẽ cung cấp
các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì
vậy, một yêu cầu đặt ra cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải
am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản lý.
Phân biệt kế toán quản trị với kế toán tài chính
Như
đã trình bày trong những phần trên, trọng tâm của kế toán quản trị là
cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản lý của tổ chức. Trong khi
đó, mục tiêu của kế toán tài chính
(financial accounting) là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các đối
tương bên ngoài tổ chức. Báo cáo hàng năm của Công ty VINAMILK cho các
cổ đông của công ty là một thí dụ điển hình về sản phẩm của hệ thống kế
toán tài chính. Những người sử dụng thông tin kế toán tài chính bao gồm
các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, các chủ nợ, các cơ quan Nhà nước,
các nhà phân tích đầu tư, khách hàng.
Tuy
vậy, hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính cũng có nhiều điểm
giống nhau bởi vì cả hai hệ thống này đều dựa vào dữ liệu thu thập được
từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức. Hệ thống này bao gồm thủ tục,
nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài
chính của tổ chức. Một phần của hệ thống kế toán chung này là hệ thống
kế toán chi phí (cost accounting), có nhiệm vụ thu thập thông tin chi
phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài
chính. Ví dụ, số liệu về giá thành sản phẩm được nhà quản lý sử dụng để
định giá bán sản phẩm, đó là một mục đích sử dụng thông tin của kế toán
quản trị. Tuy vậy, số liệu giá thành cũng được sử dụng để xác định giá
trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, đó lại là một mục đích sử
dụng thông tin của kế toán tài chính.
Sự phát triển của kế toán quản trị
So
với kế toán tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực khá mới mẻ. Vì
vậy, các khái niệm và công cụ của kế toán quản trị đang được hoàn thiện
dần nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho các quyết định của quản lý.
Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng. Để kế
toán quản trị trở thành một công cụ hữu hiệu trong tương lai, hệ thống
kế toán quản trị phải được thay đổi, cải tiến để thích ứng với những
thay đổi đó. Dưới đây là một số sự thay đổi trong môi trường kinh doanh
gắn có ảnh hưởng đến sự thay đổi và phát triển của kế toán quản trị.
Theo tapchikiemtoan
|