Uỷ nhiệm thu thuế: 4 yếu tố cần được quan tâm

Uỷ nhiệm thu thuế: 4 yếu tố cần được quan tâm
TCKT cập nhật: 20/07/2006

12Thực hiện cải cách hành chính thuế theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ số 201/1004/QĐ-TTg ngày 6/2/2004; trong đo áviệc uỷ nhiệm thu thuế (UNT) cho chính quyền các địa phương cơ sở với một số sắc thuế và lĩnh vực thu là một nội dung quan trọng. Để công tác này đáp ứng được yêu cầu đề ra và đạt kết quả mong muốn, cần thiết phải phân tích để có các bước đi và sự chuẩn bị chu đáo.

Phạm vi áp dụng

Hiện tại trong cả nước, việc UNT thuế vẫn đang trong giai đoạn sau của quá trình thí điểm. Những kết quả thu được từ việc UNT thuế ở một số lĩnh vực, ở một số địa bàn rất đáng mừng: Số thu thuế ở các lĩnh vực, tại nơi áp dụng được đảm bảo, hiệu quả được nâng cao. Tuy vậy, nhiều nơi còn dè dặt trong việc thực hiện vấn đề này. Thực tế, trong điều kiện hiện tại, nguồn thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta còn hạn chế, không ổn định, nhất là đối với cấp cơ sở như huyện, xã. Thậm chí đối với các khu vực thuần nông, số thu thuế ngoài nguồn thu từ đất chủ yếu từ một số hộ kinh doanh loại vừa còn chủ yếu là hộ cá thể loại nhỏ. Chính vì vậy, tại cấp cơ sở, số thu từ lĩnh vực này còn đóng vai trò quan trọng và là một trong những chỉ tiêu đánh giá công tác thu thuế trên địa bàn. Trong tình hình đó, cơ quan thuế địa phương với chức năng quản lý thu NSNN không thể mạnh dạn “phó mặc” việc thực hiện thu thuế cho UBND các xã, phường khi tiến hành UNT thuế.

Các điều kiện quản lý thu

Thực tế, tình trạng chung là cấp được UNT thuế (xã, phường, thị trấn) còn rất hạn chế cả về cơ sở vật chất, thông tin và văn bản, chính sách có liên quan. Việc cập nhật chính sách để phục vụ kịp thời quá trình thu thuế không những không có hệ thống mà còn rất thiếu. Mặc dù cơ quan thuế luôn luôn đứng bên cạnh các đơn vị được UNT nhưng trong quá trình thực hiện, khó có thể đảm bảo tính thuyếtphục cũng như tính chính xác cao trong các công việc hành thu cụ thể theo quy định.

Con người đảm nhận

Trên thực tế, tại các cấp chính quyền cơ sở đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác UNT thuế nói riêng còn hạn chế về trình độ, nhất là kiến thức về thuế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách xử lý công việc quản lý thu cũng như việc thực hiện thống nhất các qui định đề ra. Vì vậy, để thực hiện thành công việc uỷ nhiệm thu, bên cạnh theo dõi chặt chẽ các quá trình, tiến độ thực hiện số thu thì cơ quan thuế phải có kế hoạch trang bị, tập huấncác nghiệp vụ về thuế cho đội ngũ quản ly ávà trực tiếp làm công tác UNT. Mặt khác, công táctuyên truyền vê ìthuế cũng phải được coi trọng thoả đáng bởi vì thực hiện vấn đề này, nhiều khi những người làm công tác UNT phải “đụng chạm” với chính những người thân của mình trên địa bàn dân cư, sẽ ảnh hưởng đến tính công tâm, minh bạch trong xử lý thu thuế.

Cơ chế tài chính

Đây là yếu tố kích thích và ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của việc UNT thuế. Hiện đang thực hiện cơ chế này bằng nguồn khoán chi của Tổng cục Thuế (trừ nguồn UNT từ nghề cá và nhà đất được trích trước trên số thu theo qui định thống nhất của Bộ TC). Tuy nhiên mức thù lao này còn thấp, chưa toàn diện và chưa thống nhất. Một khi áp dụng đại trà, rộng rãi cơ chế UNT đòi hỏi có quy định về thù lao hợp ly áhơn cả về phạm vi và mức độ điều tiết đồng thời mang tính chất gắn trách nhiệm cao, đảm bảo vừa kích thích quá trình thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu thuế vừa thực hiện tốt các chính sách tài chính của nhà nước và công bằng xã hội, động viên tối đa các nguồn lực cho NS nhà nước.

Theo chúng tôi, việc hoạch định chính sách UNT thuế cần một cái nhìn mang tính toàn diện và phải xuất phát từ quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu.

Theo DDDN.