Quy định mới về khấu trừ chi phí quảng cáo, tiếp thị: Cơ hội và thử thách đối với DN

Quy định mới về khấu trừ chi phí quảng cáo, tiếp thị: Cơ hội và thử thách đối với DN
TCKT cập nhật: 02/02/2010
Từ kỳ tính thuế năm 2009, những khống chế đối với việc khấu trừ chi phí
quảng cáo, tiếp thị được nới lỏng hơn thông qua việc Bộ Tài chính ban
hành Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 (sau đây gọi tắt là Thông
tư 130).

Nhìn chung, Thông tư 130 tạo điều
kiện cho các DN, nhất là DN vừa và nhỏ đầu tư thâm nhập thị trường trong giai
đoạn đầu và mở ra cơ hội cho những DN đã có một chỗ đứng nhất định củng cố
thương hiệu và nâng cao thị phần.

Tuy
nhiên, cơ hội luôn kèm theo thử thách, mà thử thách trong việc khấu trừ thuế
lại rất tốn kém, vì bên cạnh phần thuế đóng thêm, DN còn phải chấp nhận những
khoản tiền phạt kèm theo.

Ngoài
việc cho phép DN khấu trừ toàn bộ những chi phí liên quan đến nghiên cứu thị
trường, trưng bày, giới thiệu sản phẩm như trước đây (tức là theo Thông tư
134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007), theo quy định tại Thông tư 130, DN còn được
phép khấu trừ hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm và hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá. Bên cạnh đó,
đối với DN thành lập mới từ ngày 1/1/2009, mức khống chế được giảm trừ chiết
khấu thương mại trên doanh thu  là 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi được
thành lập (không áp dụng đối với DN được thành lập mới do hợp nhất, chia, tách,
sáp nhập, chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu).

Trong
phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến loại chi phí liên quan đến
hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá, chi phí trưng bày và giới thiệu
sản phẩm.

 1. Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá

Theo
Mục 4 Luật Thương mại 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005, sau đây gọi tắt là Luật
Thương mại (từ Điều 166 đến Điều 177), có một số điểm quy định  cần chú ý
về hoạt động đại lý như sau:


Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
tương đương;


Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý;

-Về
giá mua bán hàng hóa, có hai trường hợp: hoặc bên giao đại lý ấn định giá mua,
giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng để bên đại lý được hưởng
hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung ứng
dịch vụ; hoặc bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hóa, giá cung
ứng dịch vụ cho khách hàng, mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý để
bên đại lý hưởng chênh lệch giá.

Nói
cách khác, chi phí hoa hồng trả cho các đại lý để được khấu trừ toàn bộ phải
đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên, và chỉ chi phí hoa hồng trả cho đại lý
bán đúng giá mới được hưởng chính sách này.

Trong
thực tế, các DN thường ký hợp đồng phân phối trong đó quy định việc nhà phân
phối phải bán đúng giá và hưởng một tỷ lệ chiết khấu nhất định (có thể là chiết
khấu chung hoặc chiếu khấu thương mại do đạt mức doanh số quy định). Tuy nhiên,
quyền sở hữu hàng hóa chuyển giao hoàn toàn cho nhà phân phối và DN chỉ chấp
thuận  nhận lại hàng kèm theo một số điều kiện nhất định. Trong trường hợp
đó, khoản chiết khấu cho nhà phân phối có khả năng không được khấu trừ toàn bộ
như hoa hồng cho đại lý bán đúng giá, vì không đáp ứng toàn bộ các yêu cầu nêu
trên của Luật Thương mại.

Tuy
nhiên, DN vẫn có thể áp dụng một phương pháp khác, đó là giảm trừ doanh thu đối
với chiết khấu thương mại. Theo Công văn 3997/TCT-CS ngày 27/09/2007 và Công
văn 1644/TCT-CS ngày 25/04/2008 của Tổng cục Thuế thì chiết khấu thương mại do
nhà phân phối đạt tổng doanh số mua nhất định theo quy chế nội bộ của công ty
sẽ được ghi giảm giá trên hóa đơn bán hàng khi phát sinh khoản chiết khấu và
khoản chiết khấu này được xem là giảm trừ doanh thu không hạch toán vào chi phí.

Tóm
lại, DN có hai lựa chọn trong việc hạch toán hoa hồng cho nhà phân phối tùy vào
đặc thù kinh doanh và thỏa thuận giữa DN và các đại lý bán đúng giá hưởng hoa
hồng để được khấu trừ 100%, hoặc thực hiện chiết khấu thương mại theo doanh số
để được giảm trừ doanh thu. Cho dù lựa chọn cách nào thì DN cũng phải đảm bảo
tính đầy đủ của hóa đơn chứng từ và phương pháp hạch toán kế toán phù hợp.

2. Chi phí trưng bày

Hiện
nay, chúng tôi chưa thấy có hướng dẫn cụ thể về loại chi phí trưng bày được
khấu trừ 100%. Đó là cơ hội và đồng thời là thử thách cho DN.

Chi
phí trưng bày DN phát sinh rất đa dạng, từ việc thuê kệ trong các siêu thị, cửa
hàng của nhà phân phối lớn đến các cửa hàng nhỏ lẻ khắp mọi miền Việt Nam, từ
bệnh viện cho đến phòng khám tư nhân, từ nhà hàng sang trọng đến các quán ăn lề
đường, tùy đặc tính sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Việc trưng bày có thể để
giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, có thể để bán hàng, hoặc có thể cho cả
hai mục đích này. Vậy thì nhóm nào sẽ được khấu trừ 100%? Đây là câu hỏi còn
đang bỏ ngỏ, đa số DN sẽ chấp nhận rủi ro và ghi nhận toàn bộ khoản chi phí
trên vào nhóm chi phí trưng bày nói chung, trong khi chờ hướng dẫn cụ thể từ Bộ
Tài chính hoặc Tổng cục Thuế.


cho toàn bộ chi phí trưng bày nêu trên được khấu trừ thì vẫn còn một vấn đề
khác phát sinh, đó là hóa đơn chứng từ liên quan. Không kể các siêu thị, nhà
hàng, cửa hàng lớn khi mà việc thực hiện ký hợp đồng và xuất hóa đơn không phải
là mối bận tâm, các DN khi chi trả phí trưng bày cho các cửa hàng nhỏ lẻ, phòng
khám tư nhân đang phải đối mặt với thử thách rất lớn vì đa phần sẽ không có hóa
đơn, chứng từ, hoặc nếu có thì chỉ là biên bản ký giữa hai bên và chứng từ chi
tiền có chữ ký của bên nhận tiền. Hình thức chứng từ như vậy có đáp ứng quy
định pháp lý để được khấu trừ chi phí thuế thu nhập DN? Đây cũng là một vấn đề
nữa cần hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế. Do đặc thù thị trường Việt Nam vẫn
còn phổ biến loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, chúng tôi cho rằng, cơ quan thuế nên
sớm có hướng dẫn cụ thể hơn về những loại chi phí và tiêu chuẩn về hóa đơn,
chứng từ hợp lý, hợp lệ cho loại hình kinh doanh này nhằm hỗ trợ hoạt động của
DN và tăng thu nhập cho các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ.

Hiện
nay, một số DN bắt đầu có xu hướng ký hợp đồng trọn gói với nhà phân phối, trên
cơ sở đó nhà phân phối hoàn tất phần trưng bày sản phẩm ở các kênh phân phối
bao gồm cả các cửa hàng nhỏ lẻ, chi phí trưng bày sẽ được nhà phân phối xuất
hóa đơn về cho DN. Thiết nghĩ, đây cũng là một trong những cách khá hiệu quả
giúp DN được khấu trừ chi phí trưng bày mà không phải đối mặt với rủi ro do
không đáp ứng yêu cầu về hóa đơn hợp lệ. Tuy nhiên, rủi ro đó lại được chuyển
qua cho nhà phân phối.

3. Chi phí giới thiệu sản phẩm

Tương
tự như chi phí trưng bày, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc hạch toán
và loại chi phí giới thiệu sản phẩm được khấu trừ thuế.

hóm
chi phí này khá đa dạng, có thể kể tên một số loại điển hình như sau: mẫu sản
phẩm mới phát cho người tiêu dùng sử dụng thử bên ngoài các cao ốc, siêu thị,
khu vui chơi…, mẫu sản phẩm mới đính kèm sản phẩm hiện có, chi phí liên quan
đến thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm mới, chẳng hạn: mua một sản phẩm mới tặng
kèm một sản phẩm đang tiêu thụ, chi phí cho các nhân viên giới thiệu sản phẩm,
phát tặng sản phẩm, chi phí tổ chức trò chơi để giới thiệu sản phẩm, chi phí
quà tặng bốc thăm trúng thưởng hoặc tham gia gian hàng trò chơi, chi phí thuê
địa điểm tổ chức giới thiệu sản phẩm, chi phí quảng cáo giới thiệu sản phẩm
mới, chi phí hội thảo giới thiệu sản phẩm mới…

Các
loại chi phí nêu trên ít gặp rủi ro về việc thiếu hóa đơn chứng từ hợp lệ, vì
hầu hết đều có hợp đồng, hóa đơn liên quan, rủi ro lớn nhất là thiếu văn bản
hướng dẫn cụ thể.cách thức hạch toán và ghi nhận hay loại chi phí nào sẽ được
khấu trừ toàn bộ. Vì vậy, các DN có thể xem xét thực tiễn hoạt động kinh doanh
của mình để quyết định việc bao hàm nhóm này vào chi phí khống chế hay chi phí
được khấu trừ toàn bộ.

Hiện
nay, vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là chi phí liên quan đến nhân viên giới
thiệu sản phẩm. Cụ thể, các nhân viên giới thiệu sản phẩm có thể là nhân viên
làm việc bán thời gian ký hợp đồng trực tiếp với DN, hoặc nhân viên do bên thứ
ba cung ứng. Các nhân viên này hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm, tùy trường hợp mà
có thể bao hàm cả sản phẩm mới và sản phẩm hiện đang tiêu thụ trên thị trường.
Thông tư 130 chỉ quy định “chi phí giới thiệu sản phẩm” mà không nói rõ là giới
thiệu “sản phẩm mới” hay “tất cả các nhóm sản phẩm”, vậy về nguyên tắc chi phí
“giới thiệu sản phẩm” được khấu trừ 100% có thể bao gồm cả hai nhóm. Nói cách
khác, chi phí nhân viên giới thiệu sản phẩm có một cơ hội nhất định để được
khấu trừ 100%. Tuy nhiên, trong thực tế, đây là nhóm chi phí thường bị các cơ
quan thuế đưa vào nhóm khống chế, do việc thể hiện nội dung công việc của các
nhân viên giới thiệu sản phẩm trong hợp đồng và trong việc phân định công việc
của họ không rõ ràng.

Như
chúng tôi đã khẳng định ở phần giới thiệu bài viết này, hoạt động quảng cáo,
khuyến mại có vai trò ngày càng quan trong trong hoạt động kinh doanh của DN,
là công cụ giúp DN tới gần người tiêu dùng và giúp người tiêu dùng hiểu biết
hơn về sản phẩm của DN. Tuy nhiên, làm sao để hạch toán các chi phí liên quan
đến các hoạt động đúng quy định của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi của DN đang
là vấn đề cần sự quan tâm của các cơ quan quản lý bằng việc ban hành những quy
định và hướng dẫn cụ thể hơn.

Theo Kiemtoan.com.vn