Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước gửi tại NHNN- Một giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho NSNN
Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước gửi tại NHNN- Một giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho NSNN |
TCKT cập nhật: 14/10/2008 | ||||
(Bài viết có 2 trang. Bạn đang xem trang 1)
Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Ngày 09/1/2008, tại Hội nghị toàn ngành Ngân hàng triển khai nhiệm vụ năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đánh giá về những thành tựu chung của nền kinh tế trog năm 2007, trong đó có sự đóng góp quan trọng của ngành Ngân hàng. Thủ tướng đã chỉ rõ: ngoài những nguyên nhân khách quan (giá cả thế giới biến động, thiên tai, dịch bệnh…), giá cả tăng cao là do điều hành chính sách tiền tệ chưa khoa học cũng là nguyên nhân góp phần làm giá cả biến động. Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng đã chỉ đạo: năm 2008, Ngân hàng nhà nước (NHNN) cần điều hành chính sách tiền tệ một cách khoahọc, đúng quy luật, theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo chủ động, chặt chẽ, thận trọng để góp phần thực hiện hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 9% và kiềm chế chỉ số giá tiêu dùng dưới mức tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ chính trị hàng đầu và quan trọng nhất mà toàn ngành Ngân hàng cần phải tập trung sức lực, trí tuệ để phấn đấu đạt được. Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp đề phòng và chống tham nhũng, lãng phí; cải cách thủ tục hành chính để đơn giản hóa thủ tục và nâng cao hiệu quả, hiệu lực của quản lý nhà nước. Nhiều thủ tục hành chính, quy trình xử lý nghiệp vụ…đã được các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện đồng thời với việc quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng tại từng đơn vị còn hạn chế và chưa đạt được như mong muốn, bởi một trong những nguyên nhân chính thuộc về yếu điểm của hệ thống, của cơ chế quản lý. Kiểm soát lạm phát hoặc lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã và đang được bàn luận rất nhiều, đã có nhiều thạm luận hay, nhiều giải pháp đúng được đưa ra. Với nội dung bài viết này, tác giả mong muốn có thêm một giải pháp tác động thiết thực đồng thời đến kiểm soát lạm phát và chống lãng phí cho Ngân sách nhà nước (NSNN). Hai lĩnh vực đang là những vấn đề thời sự ở Việt Nam, hai vấn đề mà nếu giải quyết tốt sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế và hội nhập WTO của nước ta. Một vấn đề liên quan trực tiếp đến kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho NSNN và là nội dung trọng tâm được phân tích trong bài viết này, đó là: Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) cần phải gửi tại Ngân hàng nhà nước! Trong một nền kinh tế, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, Hệ thống thanh toán qua ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các chủ thể tham gia thanh toán, các trung gian thanh toán nói riêng và nền kinh tếnói chung. Hệ thống thanh toán qua ngân hàng không chỉ là cách thức để các chủ thể tham gia thanh toán thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho nhau, mà trên phạm vi rộng, nó được coi như là một hệ thống “mạch máu” để chuyển tải các luồng vốn từ khu vực này sang khu vực khác. Việc tổ chức tốt Hệ thống thanh toán qua ngân hàng sẽ tác động có lợi trên nhiều mặt cho phát triển kinh tế-xã hội, xét cả về những lợi ích vĩ mô đối với nền kinh tế hay xét ở lợi ích vi mô đối với từng doanh nghiệp/cá nhân tham gia thanh toán. Một tác động quan trọng của “Hệ thống thanh toán qua Ngân hàng tốt” là góp phần nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (NHTW). Vai trò này được thể hiện trên các khía cạnh sau: (i) Góp phần vào việc ổn định các nhu cầu dự trữ của Ngân hàng thương mại (NHTM); (ii) Cho phép có thể xác định một cách chính xác các thay đổi cung cầu về dự trữ khi có sự thay đổi về hoạt động thu, chi của Chính phủ hoặc có sự can thiệp trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường ngoại hối của NHTW; (iii) Trực tiếp hỗ trợ cho sự phát triển thị trường liên ngân hàng và thị trường tài chính. Hệ thống thanh toán tự động sẽ thực hiện được việc quyết toán tức thời các khoản thanh toán giá trị cao/khẩn hoặc quyết toán ngay trong ngày các kết quả thanh toán bù trừ..,giúp NHTW thực thi chính sách tiền tệ trên toàn quốc một cách hữu hiệu vì nó cung cấp hệ thống chuyển tải nhanh, chính xác các luồng vốn, làm cân bằng tỷ lệ lãi suất trên mọi khu vực hoặc thị trường quốc gia ngay trong ngày. Mặt khác, NHTW theo dõi, đánh giá, giám sát được khả năng vốn khả dụng của từng định chế tài chính. Ngược lại, hệ thống thanh toán qua Ngân hàng phát triển còn tác động lên khả năng quản lý thanh khỏan và dự trữ thanh khoản của các định chế tài chính, KBNN nếu xét ở khía cạnh nguồn vốn trong thanh toán. Nếu hệ thống thanh toán yếu kém, nguồn vốn trong thanh toán sẽ không được sử dụng hiệu quả vì các định chế tài chính, KBNN thường phải duy trì một lượng dự trữ lớn để đảm bảo khả năng thanh toán. “Hệ thống thanh toán qua Ngân hàng” là gì? Một cách khái quát, có thể hiểu: hệ thống thanh toán qua ngân hàng trong nền kinh tế là tổng thể các yếu tố, bao gồm: Cơ sở pháp lý và các điều kiện tổ chức thanh toán, các chủ thể tham giá thanh toán, các dịch vụ thanh toán, các phương tiện và các mạng thanh toán của ngân hàng; cách thức tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; trong đó, các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Là một chủ thể tham gia vào Hệ thống thanh toán nhưng NHTW là một chủ thể đặc biệt xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nó trong nền kinh tế. NHTW đóng vai trò quản lý nhà nước toàn bộ hoạt động thanh toán trong nền kinh tế; trực tiếp tổ chức, sở hữu mạng thanh toán liên ngân hàng quan trọng, chủ đạo để cung cấp các dịch vụ thanh toán cho KBNN, các NHTM, các định chế tài chính phi ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong nền kinh tế có nhiều hệ thống thanh toán con; nhiều mạng thanh toán khác nhau. Song, NHTW phải là đơn vị thiết lập, sở hữu, và trực tiếp vận hành hệ thống/ mạng thanh toán chủ đạo, quan trọng nhất- những mạng thanh toán gắn liền với thị trường tiền tệ liên ngân hàng, gắn liền với hệ thống quyết thanh toán vốn cuối cùng giữa các định chế tài chính, công ty chứng khoán, KBNN… Thông qua việc vận hành hệ thống thanh toán chủ đạo, NHTW có điều kiện thực hiện tốt vai trò “Ngân hàng của các ngân hàng”; vai trò chỉ đạo và điều hành chính sách tiền tệ thông qua các nghiệp vụ như cho vay qua đêm; cho vay thánh toán bù trừ, nghiệp vụ thị trường mở; mua bán ngoại tệ…đối với các ngân hàng/tổ chức tín dụng, định chế tài chính phi ngân hàng, KBNN…từ năm 2001, hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán qua ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản dựa nền tảng công nghệ hiện đại. NHNN với việc thực hiện thành công dự án Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) giai đoạn I tại 5 địa bàn Tỉnh, thành phố đảm bảo thực hiện thanh toán chuyển tiền an toàn, chính xác từ khi khởi phát lệnh tại ngân hàng chuyển đến Ngân hàng nhận trong vài giây. Hệ thống TTĐTLNH được xây dựng theo phương pháp tập trung tài khoản (mỗi thành viên chỉ cần mở mọt tài khoản tiền gửi thanh toán duy nhất tại Sở giao dịch NHNN). Trung tâm thanh toán Quốc gia kết nối mạng trực tuyến (Online) với các thành viên và đơn vị thành viên, thanh toán theo thời gian thực (Real time). Dự án TTĐTLNH giai đoạn II đang được triển khai, dự kiến kết thúc cuối năm 2009. Khi đó, mạng thanh toán của Hệ thống TTĐTLNH sẽ bao phủ khắp 64 tỉnh, thành phố trong cả nước và năng lực xử lý của hệ thống được nâng lên gấp nhiều lần, thỏa mãn được nhu cầu thanh toán, chuyển tiền đối với các định chế tài chính, KBNN.
|