Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân trong công tác kế hoạch và ngân sách

Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân trong công tác kế hoạch và ngân sách
TCKT cập nhật: 07/06/2008

Chương III của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) ngày 26/11/2005 qui định chức năng và quyền hạn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND. Theo đó, HĐND giám sát thông qua các hoạt động xem xét báo cáo công tác, việc trả lời chất vấn, văn bản qui phạm pháp luật, thành lập đoàn giám sát, bỏ phiếu tín nhiệm. Thường trạc HĐND có quyền giám sát hoạt động của UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Tòa án nhân dân (TAND), Viện kiểm sát nhân dân cung cấp; giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân ở địa phương. Hàng năm, HĐND đều ra các nghị quyết phê duyệt kế hoạch và ngân sách (KH&NS) của địa phương nên việc tăng cường giám sát thực hiện KH&NS của UBND địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả.

Đánh giá chung việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND trong công tác KH&NS.

Các phương thức giám sát được HĐND các cấp sử dụng bao gồm:

  • Nghe báo cáo về tình hình phát triển nền kinh tế xã hội (KTXH) tại địa phương, dự toán, phương án phân bổ, quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) và chất vấn tại kỳ họp HĐND.
  • Tổ chức các Đoàn giám sát chung và giám sát chuyên đề theo chương trình, kế hoạch giám sát đã được phê duyệt.
  • Cử thành viên của Đoàn giám sát đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét và xác minh các vấn đề về phát triển KTXH, tài chính – ngân sách.
  • Tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo giám sát và xem xét, xử lý các kiến nghị, tố cáo của công dân đối với công tác điều hành, quản lý KTXH và tài chính ngân sách.

Trong những năm qua, nhất là từnăm 2004 thực hiện Luật NSNN 2002 đến nay, vai trò giám sát của HĐND đã được âng cao từng bước khẳng định vị thế là người đại biểu của nhân dân giám sát các cơ quan hành pháp tổ chức thực hiện KH&NS. Cụ thể:

+ Các Ban chuyên môn của HĐND và UBND có sự phối hợp chặt chẽ ngay từ khâu đầu của quá trình xây dựng KH&NS. Nhìn chung, việc quyết định KH&NS được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Hàng năm, HĐND thường tổ chức họp hai kỳ (Thông thường vào tháng 7 và tháng 12). Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp cuối năm là phê duyệt KH&NS năm sau. Trước kỳ họp, Ban Kinh tế ngân sách (KTNS) của HĐND tỉnh, Ban KTXH của HĐND huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã đã thực hiện thẩm tra các báo cáo của ubnd các cấp trước khi trình UBND quyết định. Ban KTNS của HĐND tỉnh gồm những người am hiểu về kế hoạch, ngân sách đồng thời có sự chỉ đạo, phối hợp với chính quyền ngay từ khi xây dựng các phương án phân bổ nguồn lực. Đối với cấp huyện, xã, những nhân vật chủ chốt của HĐND thường đóng nhiều vai: hoặc bên Đảng hoặc bên chính quyền, vì thế họ cũng được tham gia ý kiến ngay từ khâu đầu của quy trình KH&NS. Đây cũng là một trong những lý do dẫn tới quyết định ngân sách tại các cuộc họp HĐND diẽn ra khá suôn sẻ, và hiếm khi các chỉ tiêu của ubnd các cấp đưa ra lại không được thông qua.

+ Các Ban chuyên môn của HĐND đã tích cực, chủ động hơn trong công việc giám sát KH&NS với nhiều hình thức đa dạng và qui trình giám sát ngày càng được chuẩn hóa. Trước đây, hoạt động các Ban thường phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của thường trực HĐND. Gần đây, Ban KTNS và các ban khác đã chủ động hơn trong việc lập và thực hiện kế hoạch giám sát tại cơ sở. Trước khi lên kế hoạch giám sát, các chuyên viên đã tổ chức đi thực địa, xuống cơ sở nắm bắt tình hình. Sau quá trình giám sát, các đoàn giám sát đều có báo cáo kết luận về vấn đề giám sát và gửi tới ubns các cấp yêu cầu xử lý.
         
          Tuy nhiên, nếu so sánh với chức năng nhiệm vụ của HĐND trong giám sát KH&NS thì vẫn còn một số vấn đề bất cập:

+ Vai trò của HĐND trong việc quyết định kế hoạch phát triển (KHPT) KTXH và phân bổ ngân sách, quyết toán ngân sách còn chưa mạnh. Theo Luật NSNN, một trong những vại trò rất quan trọng của HĐND các cấp là quyết định các KHPT KTXH và phân bổ ngân sách. Trên thực tế, HĐND các cấp mới giành sự quan tâm nhiều đến chỉ tiêu phấn đấu bao nhiêu, phân bổ ngân sách (cách chia cái bánh) hơn là quyết toán ngân sách (cái bánh đó được sử dụng như thế nào) và giải pháp gì để đảm bảo các chỉ tiêu trong KHPT KTXH được thực hiện. Trong các cụoc họp chính thức bàn về ngân sách, rất ít ý kiến trái chiều và đại bộ phận các đại biểu đồng ý với phương án phân bổ do UBND đưa ra. Chất lượng chất vấn chưa cao, nhiều đại biểu HĐND đặt ra những câu hỏi do chưa nắm được sự thay đổi trong các cơ chế chính sách tài chính hoặc chỉ trực tiếp liên quan đến lợi ích nhỏ lẻ của cử tri đơn vị mà mình đại diện. Những chất vấn của HĐND có tính chất định hướng chiến lược về cơ chế, chính sách để phát triển KTXH trên địa bàn chưa nhiều.

+ Cơ chế phói hợp giữa các đại biểu HĐND còn chưa thực sự chặt chẽ, các vấn đề đưa ra có tính chất chất vấn trong các kỳ họp chủ yếu dựa vào ý kiến của các Ban chuyên trách hoặc của thường trực HĐND hơn là sự chủ động của từng thành viên HĐND. Mối quan hẹ giữa thường trực HĐND, các ban chuyên trách và các đại biểu không chuyên trách còn khá lỏng lẻo. Có nhiều đoàn giám sát không tổ chức được do các thành viên vì lý do công vụ nên chưa tham gia đầy đủ. Sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm giám sát giữa cấp huyện và tỉnh rất ít, chủ yếu do cá nhân các đại biểu tự tìm hiểu cơ chế, chính sách, cách thức giám sát qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền thanh, truyền hình. Sự am hiểu của các đại biểu không chuyên trách về KH&NS còn khá mờ nhạt, nhiều đại biểu cả nhiệm kỳ không nêu ý kiến nào, chỉ quyết định theo số đông.

+ Tính chất độc lập của thông tin còn hạn chế, giám sát dựa trên thông tin từ cơ quan công quyền là chủ yếu. Nguồn chủ yếu là HĐND sử dụng khi ra quyết định phân bổ hay giám sát ngân sách ở cả ba cấp: tỉnh, huyện, và xã dựa chủ yếu vào thông tin từ cơ quan công quyền, đó là: các báo cáo đánh giá hàng quý, hàng tháng, hàng năm. Hình thức giám sát chính vẫn là giám sát qua văn bản, họp với cơ quan công quyền. Giám sát thực địa đã có nhiều bước chuyển tích cực trong những năm gần đây nhưng còn khá ít ỏi. sự chủ động, tích cực của các đại biểu trong giám sát còn thiếu vắng, thậm chí vì nhiều lý do có những đại biểu có trong thành phần đoàn giám sát nhưng cũng rất ít khi tham gia. Giám sát theo định kỳ là chủ yếu, rất ít tổ chức theo chuyên đề hoặc đột xuất.

          Quá trình giám sát của HĐND thường có các đại diện của các ngành đi cùng, điều đó làm hạn chế tính khách quan của các luồng thông tin. Đại biểu HĐND một huyện tại Hòa Bình đã thừa nhận: “khi mời các phòng ban huyện tham gia giám sát thì thực chất là vừa đá bóng vừa thổi còi, nhưng nếu không có phòng ban huyện tham gia thì không có đủ chuyên môn để giám sát”.

          Mặc dù trên văn bản pháp lý, vai trò của HĐND rất lớn trong quyết định cũng như giám sát KH&NS. Song trên thực tế không phải mọi kiến nghi của cử tri đều được chính quyền giải quyết hoặc giải trình thỏa đáng. Kết quả giám sát vẫn còn mang nhiều màu sắc khuyến cáo, kiến nghị của cử tri nhiều hơn là bắt buộc các cơ quan hành pháp phải thực hiện. Nhiều khi, đại biểu HĐND chỉ đóng vai trò là người giải thích chế độ, chính sách cho cử tri.

Mục lục bài viết
Tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân trong công tác kế hoạch và ngân sách
  • Trang 1
  • Trang 2