Kiểm soát chất lượng kiểm toán với việc nâng cao chất lượng KT, củng cố niềm tin của công chúng

4 / 100

Th.S. Nguyễn Trọng Thuỷ
Kiểm toán Nhà nước
Hội thảo ACCA ngày 25/9/2007

Để củng cố niềm tin của công chúng vào đội ngũ kiểm toán viên đã có nhiều ý kiến tham luận với các hướng tiếp cận khác nhau, về phần mình, tôi xin tham gia ý kiến liên quan đến việc kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán, củng cố niềm tin của công chúng.

Th.S. Nguyễn Trọng Thuỷ - Kiểm toán Nhà nước

1. Một số vấn đề chủ yếu về kiểm soát chất lượng kiểm toán

Đối với hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán có thể được hiểu là một hệ thống chính sách và biện pháp để nắm bắt và điều hành hoạt động kiểm toán đạt chuẩn mực chungHệ thống chính sách và biện pháp đó bao gồm: quan điểm về kiểm soát, hệ thống các quy định nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát, chính sách về nhân sự, các hoạt động kiểm tra, soát xét, thu thập thông tin, xác nhận… Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong toàn bộ quá trình kiểm toán của một cuộc kiểm toán, do nhiều cấp độ kiểm soát tiến hành, với nhiều phương pháp kiểm soát khác nhau.

Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng kiểm toán là nhằm hỗ trợ cơ quan Kiểm toán Nhà nước (KTNN) bảo đảm cho kiểm toán viên của mình tuân thủ đúng các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và các chuẩn mực chất lượng theo quy định đặt ra, nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán. Các mục tiêu cụ thể là:

  • Việc kiểm toán được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy chế, quy định khác trong hoạt động kiểm toán;
  • Các thành viên của đoàn kiểm toán hiểu rõ và nhất quán về kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kết quả kiểm toán.
  • Các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán có đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, phù hợp với các chuẩn mực đã được quy định. Tất cả các lỗi, thiếu sót và các vấn đề không bình thường phải được nhận biết, ghi lại bằng văn bản và giải quyết đúng đắn hoặc báo cáo cho người có thẩm quyền cao hơn xem xét, xử lý.
  • Đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt ra; báo cáo kiểm toán phải bao gồm đầy đủ các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán;
  • Rút ra những kinh nghiệm nhằm cải thiện hoạt động kiểm toán trong tương lai. Những kinh nghiệm đó cần phải được nhận biết, ghi chép và phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán kỳ sau và trong các hoạt động phát triển nhân sự.

Như vậy, kiểm soát chất lượng kiểm toán đã được thừa nhận như một chức năng của quản lý hoạt động kiểm toán, là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chuyên môn nghề nghiệp của mọi cơ quan KTNN, là một trong những chuẩn mực kiểm toán quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Do vậy, việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toỏn là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của các cơ quan KTNN.         

Thiết lập và duy được một cơ chế kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ, có hiệu quả, các cơ quan KTNN  sẽ đảm bảo với công chúng rằng, kết quả kiểm toán trước khi đến với công chúng đã được kiểm soát, chất lượng kiểm toán được bảo đảm, từ đó củng cố được niềm tin của công chúng vào chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Ngược lại, nếu chất lượng kiểm toán không được kiểm soát, hoặc kiểm soát không có hiệu quả thì niềm tin của công chúng vào chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên khó tránh khỏi sự lung lay.

Những năm vừa qua, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nổ lực trong việc thiết lập, duy trì và tăng cường hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán. Năm 1999, bằng Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN Tổng KTNN đã ban hành Hệ thống 14 chuẩn mực kiểm toán, trong đó Chuẩn mực “Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán” là một Chuẩn mực được coi như một chuẩn mực về kiểm soát chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, Tổng KTNN cũng đó ban hành được một hệ thống tương đối đầy đủ các quy định liên quan đến hoạt động kiểm toán, gồm:  Quy trình kiểm toán chung, Quy trình kiểm toán các chuyên ngành (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản), Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn KTNN, Quy định về trình tự lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán, Quy định về mẫu biểu hồ sơ kiểm toán…

Những việc làm được trên đây đã tạo nên một môi trường khá thuận lợi cho hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, nhưng nhân tố đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến những thành công của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán trong những năm vừa qua là lãnh đạo KTNN rất coi trọng và luôn quan tâm đến kiểm soát chất lượng kiểm toán, coi chất lượng kiểm toán là mục tiêu và là yếu tố quyết định sự tồn tại của KTNN. Môi trường kiểm soát chất lượng kiểm toán từng bước được hoàn thiện đã tác động tích cực đến hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng kiểm toán qua từng năm.

Trên thực tế, trong những năm qua, hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN luôn được duy trì thường xuyên. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toánđược thực hiện qua năm cấp độ kiểm soát: kiểm soát của tổ kiểm toán; kiểm soát của đoàn kiểm toán; kiểm soát của các đơn vị KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực; kiểm soát của các đơn vị tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo KTNN; và kiểm soát của lãnh đạo KTNN. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện đối với cả bốn giai đoạn của quá trình kiểm toán (chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán). Trong đú, nổi bật nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất là kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán. Qua kiểm soát đã phát hiện nhiều nội dung, nhận xét, kiến nghị trong báo cáo kiểm toán cú sai sót, không phù hợp, thiếu khả thi để sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo kiểm toán. Vì vậy chất lượng của báo cáo kiểm toán về cơ bản đó được bảo đảm. Mặt khác, qua kiểm soát đó giúp cho các đơn vị kiểm toán và đội ngũ kiểm toán viên rút kinh nghiệm, tránh những sai sót tương tự trong các lần tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *