TCKT cập nhật: 27/01/2010
42-16446543.jpgĐối
với các công ty kiểm toán độc lập (CTKTĐL), với đặc thù thực hiện việc
cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, rủi ro chủ yếu là rủi ro
kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để làm gia tăng và suy giảm loại rủi ro
này. Tuy nhiên, một trong các yếu tố đó lại xuất phát từ những rủi ro
khác cấu thành, trong đó, rủi ro về việc đưa ra ý kiến không thích hợp
khi đối tượng kiểm toán chứa đựng những sai phạm trọng yếu (rủi ro kiểm
toán) là cơ bản nhất. Với một ngành dịch vụ được kỳ vọng tạo niềm tin
cho những người quan tâm đến thông tin tài chính thì uy tín và giá trị
của báo cáo kiểm toán (BCKT)

Đối
với các công ty kiểm toán độc lập (CTKTĐL), với đặc thù thực hiện việc
cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, rủi ro chủ yếu là rủi ro
kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để làm gia tăng và suy giảm loại rủi ro
này. Tuy nhiên, một trong các yếu tố đó lại xuất phát từ những rủi ro
khác cấu thành, trong đó, rủi ro về việc đưa ra ý kiến không thích hợp
khi đối tượng kiểm toán chứa đựng những sai phạm trọng yếu (rủi ro kiểm
toán) là cơ bản nhất. Với một ngành dịch vụ được kỳ vọng tạo niềm tin
cho những người quan tâm đến thông tin tài chính thì uy tín và giá trị
của báo cáo kiểm toán (BCKT), thương hiệu của công ty kiểm toán là đặc
biệt quan trọng. Một khi rủi ro kiểm toán cao tất yếu sẽ dẫn đến gia
tăng rủi ro kinh doanh mà công ty kiểm toán gặp phải. Vì vậy, quan điểm
về nhận diện rủi ro của các CTKTĐL ở nước ta không chỉ là rủi ro từ
khách hàng kiểm toán mà còn là rủi ro từ chính các CTKTĐL bao gồm: rủi
ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

Rủi ro tiềm tàng
là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải khi chưa tính đến sự tác
động hay ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hệ thống kiểm soát nội
bộ của chính CTKTĐL đó. Hiện nay, rủi ro tiềm tàng có xu hướng gia
tăng, với những nguyên nhân:

Tình trạng chảy máu chất xám về nhân lực kiểm toán
(theo xu hướng chảy trong nội bộ ngành kiểm toán, chảy sang ngành nghề
khác như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm…). Hội nhập làm gia tăng
những dịch vụ và ngành nghề mới, kéo theo đó là cơ hội và triển vọng về
thăng tiến và thu nhập mới ở mức cao hơn là nguyên nhân gia tăng rủi ro
“nhảy việc” của nhân lực kiểm toán.

Áp lực cạnh tranh giữa các CTKTĐL

Số
lượng các CTKTĐL ngày càng nhiều, làm tăng áp lực cạnh tranh. Xu thế
thâm nhập các nền kinh tế đang phát triển của nhiều tập đoàn kiểm toán
trên thế giới đã gia tăng mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện từ trước đó
của các thương hiệu có uy tín về kiểm toán trên thế giới như nhóm Big4,
đã xuất hiện nhiều tên tuổi mới như BKR International, BDO
International, Jeffrey Henry International, INPACT Asia Pacific, UHY
International… trên thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam.

Cơ sở pháp lý về KTĐL còn chưa hoàn thiện


sở pháp lý là yếu tố nền tảng quyết định sự tồn tại, phát triển của các
ngành nghề nói chung và ngành kiểm toán nói riêng. Việt Nam vẫn chưa có
Luật về KTĐL; dù đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán nhưng vẫn chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể việc vận dụng các chuẩn mực này trong thực
tiễn; vấn đề kiểm soát, đánh giá tính minh bạch và chất lượng hoạt động
của các công ty kiểm toán hàng năm chưa thực sự tốt; tiêu chí đánh giá
cuộc kiểm toán, năng lực của kiểm toán viên (KTV) còn chưa được chú
trọng xây dựng.

Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, rủi ro tiềm tàng của một CTKTĐL nếu được đánh
giá ở mức cao thì có nghĩa là hoạt động kinh doanh của đơn vị đã, đang
và sẽ bị ảnh hưởng chứ không có ý nghĩa khẳng định rằng hoạt động kinh
doanh của công ty kiểm toán đó đang không tốt.

Rủi ro kiểm soát là
loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải, liên quan đến hệ thống kiểm
soát nội bộ của chính công ty đó. Hiện nay, rủi ro kiểm soát trong hoạt
động của các doanh nghiệp này có thể được chia làm ba nhóm tương ứng
với các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, đó
là: rủi ro về môi trường kiểm soát, rủi ro về hệ thống thông tin và kế
toán, rủi ro về thủ tục kiểm soát.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về môi trường kiểm soát:

Những nguyên nhân chủ yếu để làm tăng rủi ro liên quan đến môi trường kiểm soát trong công ty kiểm toán hiện nay, đó là:


Quan điểm điều hành của nhà quản lý. Trong công tác quản lý, các nhà
quản lý đều đứng trước những trở ngại nhất định, trong đó, có những trở
ngại về việc nhìn nhận mối quan hệ giữa thời gian, chi phí kiểm toán
với kết quả, với độ tin cậy của BCKT; trở ngại trong việc ra quyết định
lựa chọn khách hàng kiểm toán; trở ngại trong việc cân nhắc chi phí cho
việc thiết kế các thủ tục kiểm soát; trở ngại trong việc duy trì và ấn
định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán thích
hợp.v.v… Lợi nhuận thu được là yếu tố sống còn và quyết định đến sự
phát triển của công ty kiểm toán, lợi nhuận kế hoạch vạch ra hàng năm
cũng chính là mục đích mà công ty kiểm toán cần đạt đến nhưng đồng thời
cũng là áp lực điều hành đối với nhà quản lý của đơn vị. Áp lực này
càng lớn, rủi ro trong việc ra quyết định của nhà quản lý càng cao.

Chính
sách tuyển dụng nhân sự của các CTKTĐL. Hiện, nhân sự về kiểm toán đang
thiếu hụt trầm trọng. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt này, các CTKTĐL
thường tuyển dụng đội ngũ sinh viên vào làm việc và đào tạo trở thành
KTV của công ty mình với những ràng buộc chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa
vụ.

Thế
nhưng, trên thực tế, để tiết kiệm về thời gian và chi phí đào tạo, các
công ty kiểm toán thường cho các trợ lý kiểm toán này tham gia vào các
cuộc kiểm toán với các mức độ khác nhau. Đây cũng là thực trạng làm gia
tăng những rủi ro sai phạm xảy ra liên quan đến việc việc thực thi các
thủ tục kiểm toán.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về hệ thống thông tin kế toán

Các
CTKTĐL là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, đây cũng chính là
các thực thể kế toán bình thường như các doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực và nghành nghề khác. Những nguyên nhân để làm gia tăng các
rủi ro từ hệ thống thông tin kế toán mà các công ty kiểm toán có thể
gặp phải đó là: Thiết kế bộ máy kế toán chưa thích hợp với quy mô, đặc
thù kinh doanh của đơn vị. Hình thức sổ kế toán, phần mềm thông tin ứng
dụng lạc hậu, lỗi thời. Trình độ và năng lực của bộ phận kế toán trong
đơn vị chưa được chú trọng…

Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về thủ tục kiểm soát

Đối
với rủi ro kiểm soát của các công ty kiểm toán, rủi ro cần phải quan
tâm nhiều nhất là rủi ro về thủ tục kiểm soát, tạm chia làm hai loại:
thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, chất lượng KTV và thủ tục
kiểm soát khác liên quan đến hoạt động của đơn vị. Trong bài viết, xin
chú trọng đến những nguyên nhân làm gia tăng rủi ro đối với thủ tục
kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và chất lượng KTV, đó là: công ty
chưa xây dựng được quy trình công việc, chưa có tiêu chí đánh giá chất
lượng cuộc kiểm toán một cách cụ thể, rõ ràng; giám đốc đơn vị chưa ban
hành chế tài xử phạt đối với các KTV vi phạm quy định của công ty, vi
phạm đạo đức hành nghề. Công ty chưa tuân thủ triệt để các nguyên tắc
cơ bản trong thiết kế bộ máy và thủ tục kiểm soát như bất kiêm nhiệm,
uỷ quyền, phê chuẩn … Thủ tục kiểm soát của công ty được thiết kế không
còn thích hợp khi đối tượng kiểm toán, nghiệp vụ kế toán ngày càng mở
rộng và đa dạng. Các mẫu biểu và hồ sơ phục vụ công tác kiểm soát chưa
có hoặc chưa đầy đủ; Quy định về thời gian kiểm soát và xử lý hồ sơ
kiểm toán ngắn…

Rủi ro phát hiện là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải liên quan đến việc thực thi các thủ tục kiểm toán tại đơn vị khách hàng.

Nguyên
nhân làm gia tăng rủi ro này ở các công ty kiểm toán là: Phạm vi kiểm
toán bị giới hạn do khách hàng thiếu hợp tác hoặc hợp tác không tích
cực; do khoảng cách địa lý và khó khăn trong việc gửi thư xác nhận đối
với các đối tác liên quan đến khách hàng ; chương trình kiểm toán, thủ
tục kiểm toán áp dụng chưa phù hợp; việc xây dựng và lựa chọn nhân sự
cho đoàn kiểm toán chưa tốt; thời gian kiểm toán ngắn và chi phí cho
cuộc kiểm toán thấp; bằng chứng thu thập được chưa đầy đủ và đảm bảo độ
tin cậy; sai lệch trong chọn mẫu đối tượng kiểm toán…

Như
vậy, có thể thấy, trong xu thế hội nhập hiện nay, với sự phát triển đa
dạng của nhiều thực thể kinh doanh khác nhau, sự tiến bộ của công nghệ
thông tin và hạ tầng mạng…, các CTKTĐL ở nước ta đứng trước những rủi
ro lớn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro

Về phía CTKTĐL

Các
công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho
đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn; Ban hành các quy
định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định
của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các KTV; Xây dựng các quy
trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn là căn cứ
kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân
trong đơn vị; chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, các tập đoàn
kiểm toán trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm
toán, phương pháp kiểm toán và đào tạo, cập nhập kiến thức, nâng cao
trình độ cho KTV; chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên;
công tác nghiên cứu thị trường; tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm
toán.

Về phía Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp

Đẩy
nhanh tiến độ soản thảo Luật kiểm toán độc lập; Xây dựng lộ trình
nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực
kế toán, chí ít cũng là các chuẩn mực kiểm toán cơ bản; Tăng cường công
tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán (mở
rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra); Đánh giá và xếp
hạng các công ty kiểm toán hàng năm; Ban hành quy định về tiêu chí đánh
giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán; Đẩy mạnh công tác khuyến
khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuất sắc.

   Vài năm trở lại đây, trong xu thế phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, kiểm toán độc lập (KTĐL) Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ hội và triển vọng luôn luôn đi kèm với thách thức, rủi ro dẫn đến sự suy thoái.

    Đối
với các công ty kiểm toán độc lập (CTKTĐL), với đặc thù thực hiện việc
cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, rủi ro chủ yếu là rủi ro
kinh doanh. Có rất nhiều yếu tố để làm gia tăng và suy giảm loại rủi ro
này. Tuy nhiên, một trong các yếu tố đó lại xuất phát từ những rủi ro
khác cấu thành, trong đó, rủi ro về việc đưa ra ý kiến không thích hợp
khi đối tượng kiểm toán chứa đựng những sai phạm trọng yếu (rủi ro kiểm
toán) là cơ bản nhất. Với một ngành dịch vụ được kỳ vọng tạo niềm tin
cho những người quan tâm đến thông tin tài chính thì uy tín và giá trị
của báo cáo kiểm toán (BCKT), thương hiệu của công ty kiểm toán là đặc
biệt quan trọng. Một khi rủi ro kiểm toán cao tất yếu sẽ dẫn đến gia
tăng rủi ro kinh doanh mà công ty kiểm toán gặp phải. Vì vậy, quan điểm
về nhận diện rủi ro của các CTKTĐL ở nước ta không chỉ là rủi ro từ
khách hàng kiểm toán mà còn là rủi ro từ chính các CTKTĐL bao gồm: rủi
ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

Rủi ro tiềm tàng
là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải khi chưa tính đến sự tác
động hay ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến hệ thống kiểm soát nội
bộ của chính CTKTĐL đó. Hiện nay, rủi ro tiềm tàng có xu hướng gia
tăng, với những nguyên nhân:

Tình trạng chảy máu chất xám về nhân lực kiểm toán
(theo xu hướng chảy trong nội bộ ngành kiểm toán, chảy sang ngành nghề
khác như chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm…). Hội nhập làm gia tăng
những dịch vụ và ngành nghề mới, kéo theo đó là cơ hội và triển vọng về
thăng tiến và thu nhập mới ở mức cao hơn là nguyên nhân gia tăng rủi ro
“nhảy việc” của nhân lực kiểm toán.

Áp lực cạnh tranh giữa các CTKTĐL

Số
lượng các CTKTĐL ngày càng nhiều, làm tăng áp lực cạnh tranh. Xu thế
thâm nhập các nền kinh tế đang phát triển của nhiều tập đoàn kiểm toán
trên thế giới đã gia tăng mạnh mẽ. Cùng với sự xuất hiện từ trước đó
của các thương hiệu có uy tín về kiểm toán trên thế giới như nhóm Big4,
đã xuất hiện nhiều tên tuổi mới như BKR International, BDO
International, Jeffrey Henry International, INPACT Asia Pacific, UHY
International… trên thị trường dịch vụ kiểm toán Việt Nam.

Cơ sở pháp lý về KTĐL còn chưa hoàn thiện


sở pháp lý là yếu tố nền tảng quyết định sự tồn tại, phát triển của các
ngành nghề nói chung và ngành kiểm toán nói riêng. Việt Nam vẫn chưa có
Luật về KTĐL; dù đã ban hành 38 chuẩn mực kiểm toán nhưng vẫn chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể việc vận dụng các chuẩn mực này trong thực
tiễn; vấn đề kiểm soát, đánh giá tính minh bạch và chất lượng hoạt động
của các công ty kiểm toán hàng năm chưa thực sự tốt; tiêu chí đánh giá
cuộc kiểm toán, năng lực của kiểm toán viên (KTV) còn chưa được chú
trọng xây dựng.

Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng, rủi ro tiềm tàng của một CTKTĐL nếu được đánh
giá ở mức cao thì có nghĩa là hoạt động kinh doanh của đơn vị đã, đang
và sẽ bị ảnh hưởng chứ không có ý nghĩa khẳng định rằng hoạt động kinh
doanh của công ty kiểm toán đó đang không tốt.

Rủi ro kiểm soát là
loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải, liên quan đến hệ thống kiểm
soát nội bộ của chính công ty đó. Hiện nay, rủi ro kiểm soát trong hoạt
động của các doanh nghiệp này có thể được chia làm ba nhóm tương ứng
với các yếu tố cấu thành nên hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, đó
là: rủi ro về môi trường kiểm soát, rủi ro về hệ thống thông tin và kế
toán, rủi ro về thủ tục kiểm soát.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về môi trường kiểm soát:

Những nguyên nhân chủ yếu để làm tăng rủi ro liên quan đến môi trường kiểm soát trong công ty kiểm toán hiện nay, đó là:


Quan điểm điều hành của nhà quản lý. Trong công tác quản lý, các nhà
quản lý đều đứng trước những trở ngại nhất định, trong đó, có những trở
ngại về việc nhìn nhận mối quan hệ giữa thời gian, chi phí kiểm toán
với kết quả, với độ tin cậy của BCKT; trở ngại trong việc ra quyết định
lựa chọn khách hàng kiểm toán; trở ngại trong việc cân nhắc chi phí cho
việc thiết kế các thủ tục kiểm soát; trở ngại trong việc duy trì và ấn
định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho từng cuộc kiểm toán thích
hợp.v.v… Lợi nhuận thu được là yếu tố sống còn và quyết định đến sự
phát triển của công ty kiểm toán, lợi nhuận kế hoạch vạch ra hàng năm
cũng chính là mục đích mà công ty kiểm toán cần đạt đến nhưng đồng thời
cũng là áp lực điều hành đối với nhà quản lý của đơn vị. Áp lực này
càng lớn, rủi ro trong việc ra quyết định của nhà quản lý càng cao.

Chính
sách tuyển dụng nhân sự của các CTKTĐL. Hiện, nhân sự về kiểm toán đang
thiếu hụt trầm trọng. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt này, các CTKTĐL
thường tuyển dụng đội ngũ sinh viên vào làm việc và đào tạo trở thành
KTV của công ty mình với những ràng buộc chặt chẽ về quyền lợi và nghĩa
vụ.

Thế
nhưng, trên thực tế, để tiết kiệm về thời gian và chi phí đào tạo, các
công ty kiểm toán thường cho các trợ lý kiểm toán này tham gia vào các
cuộc kiểm toán với các mức độ khác nhau. Đây cũng là thực trạng làm gia
tăng những rủi ro sai phạm xảy ra liên quan đến việc việc thực thi các
thủ tục kiểm toán.

Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về hệ thống thông tin kế toán

Các
CTKTĐL là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, vì vậy, đây cũng chính là
các thực thể kế toán bình thường như các doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực và nghành nghề khác. Những nguyên nhân để làm gia tăng các
rủi ro từ hệ thống thông tin kế toán mà các công ty kiểm toán có thể
gặp phải đó là: Thiết kế bộ máy kế toán chưa thích hợp với quy mô, đặc
thù kinh doanh của đơn vị. Hình thức sổ kế toán, phần mềm thông tin ứng
dụng lạc hậu, lỗi thời. Trình độ và năng lực của bộ phận kế toán trong
đơn vị chưa được chú trọng…

Nhóm nguyên nhân liên quan đến rủi ro về thủ tục kiểm soát

Đối
với rủi ro kiểm soát của các công ty kiểm toán, rủi ro cần phải quan
tâm nhiều nhất là rủi ro về thủ tục kiểm soát, tạm chia làm hai loại:
thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, chất lượng KTV và thủ tục
kiểm soát khác liên quan đến hoạt động của đơn vị. Trong bài viết, xin
chú trọng đến những nguyên nhân làm gia tăng rủi ro đối với thủ tục
kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và chất lượng KTV, đó là: công ty
chưa xây dựng được quy trình công việc, chưa có tiêu chí đánh giá chất
lượng cuộc kiểm toán một cách cụ thể, rõ ràng; giám đốc đơn vị chưa ban
hành chế tài xử phạt đối với các KTV vi phạm quy định của công ty, vi
phạm đạo đức hành nghề. Công ty chưa tuân thủ triệt để các nguyên tắc
cơ bản trong thiết kế bộ máy và thủ tục kiểm soát như bất kiêm nhiệm,
uỷ quyền, phê chuẩn … Thủ tục kiểm soát của công ty được thiết kế không
còn thích hợp khi đối tượng kiểm toán, nghiệp vụ kế toán ngày càng mở
rộng và đa dạng. Các mẫu biểu và hồ sơ phục vụ công tác kiểm soát chưa
có hoặc chưa đầy đủ; Quy định về thời gian kiểm soát và xử lý hồ sơ
kiểm toán ngắn…

Rủi ro phát hiện là loại rủi ro mà bản thân CTKTĐL sẽ gặp phải liên quan đến việc thực thi các thủ tục kiểm toán tại đơn vị khách hàng.

Nguyên
nhân làm gia tăng rủi ro này ở các công ty kiểm toán là: Phạm vi kiểm
toán bị giới hạn do khách hàng thiếu hợp tác hoặc hợp tác không tích
cực; do khoảng cách địa lý và khó khăn trong việc gửi thư xác nhận đối
với các đối tác liên quan đến khách hàng ; chương trình kiểm toán, thủ
tục kiểm toán áp dụng chưa phù hợp; việc xây dựng và lựa chọn nhân sự
cho đoàn kiểm toán chưa tốt; thời gian kiểm toán ngắn và chi phí cho
cuộc kiểm toán thấp; bằng chứng thu thập được chưa đầy đủ và đảm bảo độ
tin cậy; sai lệch trong chọn mẫu đối tượng kiểm toán…

Như
vậy, có thể thấy, trong xu thế hội nhập hiện nay, với sự phát triển đa
dạng của nhiều thực thể kinh doanh khác nhau, sự tiến bộ của công nghệ
thông tin và hạ tầng mạng…, các CTKTĐL ở nước ta đứng trước những rủi
ro lớn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Các giải pháp để giảm thiểu rủi ro

Về phía CTKTĐL

Các
công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho
đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn; Ban hành các quy
định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lý các vi phạm về quy định
của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các KTV; Xây dựng các quy
trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn là căn cứ
kiểm soát và đánh giá hoạt động của các phòng ban, bộ phận, cá nhân
trong đơn vị; chú trọng đến việc liên kết với các đối tác, các tập đoàn
kiểm toán trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm
toán, phương pháp kiểm toán và đào tạo, cập nhập kiến thức, nâng cao
trình độ cho KTV; chú trọng đến công tác luân chuyển cán bộ, nhân viên;
công tác nghiên cứu thị trường; tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng kiểm
toán.

Về phía Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp

Đẩy
nhanh tiến độ soản thảo Luật kiểm toán độc lập; Xây dựng lộ trình
nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng dẫn các chuẩn mực
kế toán, chí ít cũng là các chuẩn mực kiểm toán cơ bản; Tăng cường công
tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với các công ty kiểm toán (mở
rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc kiểm tra); Đánh giá và xếp
hạng các công ty kiểm toán hàng năm; Ban hành quy định về tiêu chí đánh
giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán; Đẩy mạnh công tác khuyến
khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuấtsắc.

Theo tapchikiemtoan