VỀ MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

VỀ MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
TCKT cập nhật: 29/05/2010

Thành
tựu của nền kinh tế trong mấy thập kỷ đổi mới qua có công đóng góp của những
người làm kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, không phải ở đâu và lúc nào những
người làm kế toán, kiểm toán cũng được tôn trọng. Muốn có những kế toán viên
kiểm toán viên bản lĩnh, có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để tạo ra những bản
báo cáo tài chinh trung thực, rõ ràng, minh bạch, tin cậy tạo niềm tin cho
những đối tượng sử dụng báo cáo tài chinh, không  chỉ cần sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức,
chuyên môn của mỗi cá nhân làm nghề kế toán, kiểm toán mà còn cầm môi trường
đào tạo, bồi dưỡng liên tục và đúng đắn

Và hội nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán
là một trong những cái nôi đào tạo, bổi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ của
những
người làm nghề kế toán, kiểm toán.

Sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên
của hội nghề nghiệp được các vị tiền bối như đồng chí Hồ tế, Nguyên Bộ trưởng
Bộ Tài chính, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc đầu tiên; cố
GS.TS Võ Đình Hảo, vị Chủ tịch đầu tiên xây nền. Từ tâm huyết của các vị tiền
bối, mong muốn của những người làm nghề kế toán, kiểm toán muốn xây dựng một tổ
chức riêng để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn cho những người
làm nghề kế toán để theo kịp với yêu cầu đổi mới kế toán theo cơ chế thị
trường, hòa nhập với kế toán cả nước, lớp lớp thế hệ lãnh đạo và cán bộ Hội từ
Trung ương đến cơ sở tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ cho những người làm kế toán, kiểm toán.Trung tâm Bồi dưỡng và Trung ương Hội
Kế toán Việt Nam đã mở được nhiều khóa đào tạo, từ cập nhập thông tin về các
chính sách, chế độ mới đến các khóa bồi dưỡng cấp chứng chỉ kế toán trưởng
doanh nghiệp, kinh tế trưởng hành chính sự nghiệp, đến các khóa đào tạo kế toán
viên cho các ngành, các địa phương và gần đây là các khóa bồi dưỡng ôn thi
chứng chỉ hành nghề kế toán… Có thể nói, các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức ngắn hạn của hội nghề nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
trình độ chuyên môn và nản lĩnh nghề nghiệp của đông đảo các kế toán viên trên
một địa bàn rộng khắp ba miền đất nước, ở nhiều ngành khác nhau.

Cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực kế toán,
kiểm toán

Nhà nước ta, các ngành và Hội cần phải sớm nghiên cứu để hoạch
định và hợp sức triển khai một chiến lược dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực kế toán, kiểm toán để có thể thực hiện tốt nhất những chức năng vốn có;
góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực cho sự
nghiệp hiện đại hóa đất nước, phục vụ mục tiêu minh bạch hóa, công khai hóa các
quan hệ tài chinh.

Những nội dung của chiến lược này cần được nghiên cứu cẩn
trọng và cơ bản, tuy vậy, theo t phải bao gồm những hạng mục chính cơ bản như
sau: (1) Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên theo chuẩn
mực quốc tế, phù hợp với môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường kế
toán và kiểm toán Việt Nam; (2) Tạo dựng một không gian kinh tế, một môi trường
nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công khai, minh bạch, dân chủ, trong các mối quan
hệ lợi ích, trong môi trường đó, chỉ có chỗ cho những người thạo việc và giữ
vững đạo đức nghề nghiệp. trong không gian đó, người kế toán và kiểm toán giỏi
được vinh danh, tôn trọng và có thu nhập xứng với lao động của họ. (3) Thiết
chế một hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia từ thấp lên cao, trong đó ở bậc
trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có hướng nghiệp kế toán, kiểm toán,
tạo cho học sinh những sự tiếp cận cần thiết với các vùng kiến thức có tính cơ
sở cho họ sau này khi học các ngành kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói
riêng.

Cần xây dựng các trường trọng điểm đào tạo kế toán, kiểm
toán. Cần sớm thành lập đại học kế toán và kiểm toán và tách riêng chuyên ngành
kiểm toán khỏi kế toán hoặc khoa quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao
đẳng. Cần có giải pháp tuyển chọn, đào tạo cho kỳ được những cử nhân giỏi về kế
toán, kiểm toán. Cần tạo điều kiện để sinh viên học tập, nghiên cứu và thực tập
ngay tại các phòng tài chinh, kế toán các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và
các công ty làm dịch vụ kế toán, kiểm toán. Cần có cơ chế tài chinh để đảm bảo
cho giảng viên được trả khoản thù lao hợp lý và các doanh nghiệp, tổ chức tham
gia đào tạo có quyền ưu tiên xét chọn các cử nhân giỏi cho nguồn lực của hộ.

Trong các chu trình đào tạo, sớm nghiên cứu để đào tạo các
chức danh kế toán như: kế toán viên, kế toán viên tổng hợp, kế toán phó, kế
toán trưởng và giám đốc tài chinh và các chức danh kế toán như kế toán viên, kế
toán chính, kế toán viên cao cấp, chuyên gia kế toán, kiểm toán.

(4). Củng cố, đề cao vai trò của hội nghề nghiệp. Cần sớm
chuyển giao việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán một cách thực chất, toàn
diện và triệt để cho các hội nghề nghiệp. Theo đó, việc ban hành chuẩn mực kế
toán, kiểm toán, việc quản lý và kiểm tra hành nghề kế toán, kiểm toán, việc tổ
chức ôn thi, thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán cần sớm
giao cho hội nghề nghiệp như các nước đã làm suốt từ thập kỷ qua.

Đế làm được diều này, tổ chức của hội phải được kiện toàn về
nhân lực, trước hết là nhân lực lãnh đạo cấp trung ương và cấp hội thành viên
đều phải được tăng cường về số lượng và chất lượng đó phải là những người ưu
tú, giàu tâm huyết, vô tư, không vụ lợi và dần dần trẻ hóa. Hội cần có các định
chế, các tổ chức sự nghiệp có thu, các doanh nghiệp để tạo nguồn tài lực cho
bản thân hoạt động của Hội.

Hội có bổ phận vun bồi và phát triển tài năng của kế toán
viên, kiểm toán viên. Lúc đó, hội thực sự là mái nhà chung, che trở nuôi dưỡng
những tài năng và bênh vực cho quyền lợi hợp pháp của hội viên và các Hội thành
viên.

Hội cần sớm có đủ lực lượng (cơ hữu, cộng tác viên) để
nghiên cứu, biên soạn chuẩn mực, các quy phạm và giáo trình đào tạo. Hội cần
tăng cường nhân lực và tiềm lực cho Ban quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán.
Hội cần có Viện nghiên cứu kế toán, kiểm toán và trường đào tạo kế toán, kiểm
toán viên (ít nhất là ở bậc cao đẳng)

Những việc cần làm ngay

Như vậy, có một số nội dung công việc mà VAA phải sớm giải
quyết. Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, VAA
cùng một số cơ sở đào tạo trọng điểm nghiên cứu một đề tài độc lập cấp nhà
nước, sau đó triển khai xây dựng một chiến lược đào tạo kế toán viên, kiểm toán
viên trình Chính phủ để thực hiện từ năm 202 trở đi;

Hai là, Bộ Tài chính sớm ban hành các quyết định để chuyển
giao công tác quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp một cách
triệt để, thay cho các Quyết định hiện hành còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ;

Ba là, VAA phải tiến hành cuộc cải tổ cơ bản để thực sự trở
thành Hội mang đạm tính chất xã hội – nghề nghiệp phát huy sức mạnh của hội
thành viên, hướng vào phương châm đoàn kết, hội nhập và phát triển.

Cần sớm chấm dứt cơ chế bán phần bao cấp như hiện nay chuyển
hẳn tổ chức và hoạt động của có quan TW Hội, của các hội thành viên thành các
tổ chức tự chủ, tự trang trải trên cơ sở đa dạng hóa việc cung cấp các dịch vụ
mang tính nghề nghiệp để tạo ra nguồn lực tài chinh cho sự phát triển và lan
tỏa các hoạt động của Hội.

Bốn là, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm nghề nghiệp,
trách nhiệm xã hội của toàn Hội, của từng hội thành viên và đặc biệt là hội
viên trong rèn luyện, tu nghiệp, tự quảng bá và vinh danh thương hiệu nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán.

Nếu thực thi được, chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển động tích
cực cho Hội, cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán khi bước sang thập niên thứ hai
của thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.

Theo PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HỰU – Tạp chí kế toán số 77