Kế toán và kiểm toán Việt Nam Những bước tiến mạnh mẽ, vững vàng sau 20 năm đổi mới

Kế toán và kiểm toán Việt Nam Những bước tiến mạnh mẽ, vững vàng sau 20 năm đổi mới
TCKT cập nhật: 27/05/2010
Đại hội lần thứ 4 của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (viết tắt là VAA) được tổ chức tại Hà Nội trung tuần tháng 4/2009 với chủ đề “Đoàn kết – Hội nhập – Phát triển”. Đây là đại hội của tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam, những người làm nghề kế toán và kiểm toán trong mọi tổ chức kinh tế, mọi thành phần kinh tế và lĩnh vực hoạt động kinh tế – tài chinh.

Hội Kế toán Việt Nam được thành lập năm 1994 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) và Hiệp hội Kế toán các nước Đông Nam Á (AFA). VAA là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, là nơi tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán để cùng nhau phấn đấu vì sự nghiệp phát triển và nâng cao vị thế nghề nghiệp kế toán và kiểm toán trong nền kinh tế đất nước cũng như trong khu vực và sau này là trên trường quốc tế. Trong tiến trình đổi mớ và cải cách, yếu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập đã và đang đặt ra những đòi hỏi về môi trường thông tin kinh tế – tài chinh công khai, minh bạch, tin cậy. Kế toán và kiểm toán  không thuần túy là công cụ quản lý, công cụ xử lý và cung cấp thông tin có độ tin cậy cao cho quyết định kinh tế, mà đã và đang trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, tham gia tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đại hội lần thứ 4 của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam với chủ đề: “Đoàn kết – Hội nhập – Phát triển” sẽ mở ra thờ cơ mới, cơ hội và những môi trường mới cho sự phát triển tổ chức nghề nghiệp, cho sự tăng cường chức năng và nhiệm vụ tư vấn, phản biện khoa học của Hội đối với chính sách và giải pháp kinh tế tài chinh, đồng thời cũng là cơ hội tạo lập sự thống nhất, sự hợp tác giữa các hội viên, giữa các tổ chức nghề nghiệp các nước vì một khu vực kinh tế, dịch vụ ổn định, năng động. Đây cũng là dịp để Hội nhìn nhận lại những việc đã làm, đã làm được, làm tốt và những việc chưa làm được, chưa làm tốt, chuẩn bị cho giai đoạn mới, phát triển cao hơn sôi động hơn ùa nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam.
Sự nghiệp đổi mới kế toán Việt Nam chuyển từ phục hồi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang phục vụ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường được khởi động từ 1984 bằng Hội nghị Kế toán toàn quốc lần thứ nhất, bằng sự khởi đầu xây dựng khung pháp lý cho kế toán Việt Nam, soạn thảo Pháp lệnh về kế toán. Những kế toán Việt Nam chỉ thự sự đổi mới và cải tiến từ 1988 khi Pháp lệnh Kế toán và Thống kê, văn bản pháp lý đầu tiên, cao nhất về kế toán của Việt Nam được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 20/5/2988. Qua gần 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã được cải cách sâu sắc, toàn diện triệt để cùng với quá trình đổi mới và mở của của nền kinh tế đất nước. Có thể nhìn nhận và đánh giá toàn bộ quá trình đổi mới và cải cách kế toán Việt Nam trong ba giai đoạn.

Giai đoạn cải tiến hệ thống kế toán Việt Nam (1984 – 1993)  bắt đầu bằng hội nghị kế toán toàn quốc lần thứ nhất 1984 và được đánh dấu bằng việc Chủ tịch ban hành Hội đồng Nhà nước công bố Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (5/1988), Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức Kế toán Nhà nước, Điều lệ Kế toán trưởng doanh nghiệp (3/1989). Bộ Tài chính ban hành mới hệ thống kế toán áp dụng thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm hệ thống tài chinh kế toán, chế độ chứng từ kế toán, chế độ sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán (Quyết định 212/TC – CĐKT ngày 15/12/1989). Và sau đó là các chế độ kinh tế hành chính sự nghiệp, kế toán kho bạc Nhà nước, cùng nhiều chế độ kế toán cụ thể khác. Sự thành công của giai đoạn này đã có sự thay đổi một bước nhận thức và nội dung hoạt động kế toán, hệ thống kế toán chuyển từ kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế nhà nước trong nề kinh tế kế hoạch hóa tập trung, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đề cao vai trò tự chủ trong kinh doanh của các tổ chức kế toán. Cũng trong giai đoạn này, nghề nghiệp kế toán được xác lập, vai trò, vị trí và quyền hạn của kế toán trưởng được nâng cao. Kế toán trưởng có vị trí thỏa đáng trong hệ thống quản lý. Kế toán trưởng không chỉ là người tổ chức công tác kế toán mà còn là kiểm sát viên kinh tế – tài chinh tại doanh nghiệp, tại các tổ chức kinh tế. Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc được thành lập. Đi vào hoạt động là nơi quy tụ những người hành nghề kế toán kiểm toán trong cả nước. Nghề kế toán đã hình thành và được thừa nhận, với sự thành lập công ty kế toán Việt Nam (VACO), Công ty Dịch vụ Kế toán và Kiểm toán (AASC) và ban hành Nghị định của Chính phủ về kế toán độc lập.

Giai đoạn cải cách kế toán (1994 – 2000) tiến hành trên nền kết quả của công cuộc cải tiến kế toán, được khởi xướng bằng hội nghị các nhà kế toán và đánh dấu bằng những kết quả cải cách toàn diện, triệt để, căn bản hệ thống kế toán Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính với sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu và đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình, đầy trí tuệ của đông đảo đội ngũ các nhà kinh tế – tài chinh, các chuyên gia kế toán, Hệ thống kinh tế Việt Nam đã từng bước được thiết lập phù hợp với đặc điểm và đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, tiếp cận dần với nguyên tắc, thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán. Các nguyên tắc kinh tế của Việt Nam đã được thiết lập, hệ thống kế toán VIệt Nam trong kinh tế thị trường đã được hình thành. Nhiều chế độ kế toán đã được soạn thảo và ban hành. Một số khung khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán đã được tạo lập. Chất lượng báo cáo kế toán, báo cáo tài chinh, thông tin kinh tế – tài chinh do kế toán cung cấp đã được đảm bảo và nâng cao. Nghề kiểm toán đã hình thành và phát triển. Tổ chức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam, Hội Kế toán Việt Nam đã được thành lập và hoạt động ngày càng có hiệu quả.

 
Đó là những kết quả mang tính cụ thể, dễ nhìn, dễ thấy. Nhưng thành tựu lớn nhất và căn bản nhất đã đạt được do công cuộc cải cách mang lại là nền tảng và định hướng cho sự phát triển hệ thống kế toán Việt Nam trong cơ chế thị trường, của nền kinh tế mở, trong xu thế hội nhật với kinh tế khu vực và thế giới.  Kế toán Việt Nam đã vượt qua cái thủa ban đầu cải cách, trong ngổn ngang thông tin, quan điểm, trong lúng túng, phân vân. Không ít nghi ngờ, ngại ngùng, nuối tiếc, níu kéo về cái đã có, cái đang làm và có cả sự phản bác của đôi ba ý kiến lo ngại rằng, kế toán Việt Nam sẽ đi theo kế toán tư bản chủ nghĩa và đánh mất bản sách Việt Nam. Cũng đã qua một thời ngộ nhận, ngộp thở trước sự mở cửa, do thiếu thông tin và hạn chế về trí tuệ, đã có lúc có người chẳng cân nhắc đắn đo, quá dễ dãi chấp nhận và tuyên truyền quản bá không công cho cái gọi là hệ thống kế toán quốc tế, mà thực chất chỉ là hệ thống kế toán của một quốc gia, một lãnh thổ, vội vã thừa nhận những nguyên tắc và phương pháp kế toán mà thực ra chỉ có thể áp dụng ở những nhà nước dân chủ lập hiến, nhà nước pháp quyền đa nguyên đảng, ở các nước kinh tế thị trường phát triển. Vượt  qua sự ngổn ngang, vượt  qua sự ngỡ ngàng ban đầu, những chuyên gia tài chinh, kế toán Việt Nam đã nghiền ngẫm, trao đi đổi lại, hiểu ra những nguyên tắc, thông lệ kế toán, kiểm toán quốc tế mang tính phổ biến, dễ hiểu và tiếp thu những nội dung cốt lõi, bản chất của hệ thống quốc tế về kế toán, kiểm toán. Đã nhận biết đầy đủ, sâu sắc những cái đã có, cái đang và sẽ có, hiểu người và hiểu mình rõ hơn trong cơ chế kinh tế mới. Biết được những khó khăn và khả năng áp dụng, vận hành của mỗi quốc gia. Nắm và hiếu được những nguyên tắc những chuẩn mực của kế toán Mỹ, Pháp, Anh và của nhiều quốc gia Châu Âu, Châu Á khác. Đã biết được chỉ đạo của Ủy ban Liên minh Châu Âu về nhất thể hóa kế toán trong quốc gia thuộc cộng đồng. Cũng đã biết được những điểm còn khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và nguyên tắc chung được thừa nhận của kế toán Mỹ (US GAAP) và sự khác nhau giữa các trường phái kế toán trên thế giới.
Cải cách kế toán đã đem lại luồng sinh khí mới cho kế toán Việt Nam. Hệ thống kế toán mới đã qua thử nghiệm (cả năm 1995), được ban hành chính thức (QĐ1141/QĐ – TC) ngày 1/11/1995 đã sớm đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Sau hơn 10 năm áp dụng có hiệu quả, năm 2006, bằng Quyết định 15/2006/QĐ – BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung ban hành mới hệ thống kế toán doanh nghiệp trên nền tảng Quyết định 1141, phù hợp và xử lý những vấn đề mới phát sinh của nền kinh tế. Trong đổi mới, nghề kế toán, kiểm toán được xã hội quan tâm đánh giá cao. Hoạt động dịch vụ kế toán được thừa nhận bằng luật pháp. Kiểm toán độc lập hoạt động sôi nổi với sự hình thành của hơn 140 công ty TNHH thuộc nhà nước, công ty tư nhân, công ty liên doanh và đặc biệt là sự hiện diện của cả 6 Công ty Kiểm toán lớn (Big six), hiện đã sát nhập vào 4 công ty (Big four) của thế giới đã tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư. Kiểm toán nhà nước đã được thành lập (1994). Kiểm toán nội bộ đã có khuôn khổ pháp lý để hoạt động (1997). Những kiểm toán viên của Việt Nam đã được thừa nhận và cấp chứng chỉ hành nghề. Hội đồng thi kiểm toán viên cấp Nhà nước đã hoạt động liên tục từ 1995, tổ chức thi cho hàng chục nghìn thí sinh với hơn 1.000 kiểm toán người Việt Nam, người nước ngoài hành nghề tại Việt Nam đã trúng tuyển. Hội đồng quốc gia về kế toán  đã được thành lập làm nhiệm vụ tư vấn cao cấp cho Nhà nước, cho Bộ Tài chính trong chiến lược phát triển và quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán ở Việt Nam. Hoạt động kế toán và nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam đã được quốc tế biết đến và đang trong quá trình hội nhập với thế giới. Năm 1997, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị quốc tế về kế toán với sự tham dự của các quan chức liên đoàn kế toán quốc tế (ISAC), liên đoàn kế toán Châu Á, Châu Âu và hơn 170 lãnh đạo các tổ chức nghề nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ năm 1998, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã là thành viên thứ 130 của Liên đoàn kế toán quốc tế (ISAC) và thành viên thứ 7 của Hiệp hội kế toán các nước ASIAN (AFA). Hội kế toán Việt Nam tham gia nhiều hoạt động AFA, đã chủ trì tổ chức thành công nhiều cuộc họp của Hội đồng AFA, đã chủ động dưa ra nhiều chủ đề, nhiều nội dung hoạt động. Trong nhiệm kỳ 2004 – 2005, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam đã hoàn thành suất sắc vai trò chủ tịch AFA, điều hành hoạt động của AFA, cùng hội đồng AFA quyết định nhiều công việc về đề án cho phát triển nghề nghiệp và tăng cường hợp tác giữa các tổ chức thành viên. Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội AFA lần thứ 14 tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 500 đại biểu, trong đó, có hàng trăm đại biểu từ các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế và thành viên AFA.
Có thể nói, qua 15 năm cải cách kế toán (1994 – 2009), hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam trong kinh tế thị trường đã hiện rõ hình hà và nằm chọn trong tầm tay, tầm nhìn của các chuyên gia kế toán Việt Nam. Các doanh nghiệp, các chuyên gia kế toán Việt Nam đã đón nhận hệ thống kế toán mới trong hào hứng và tự hào. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào về hệ thống kế toán quốc gia Việt Nam và yên lòng về thông tin kế toán dù chưa đầy đủ và còn khiếm khuyết nhưng đã tạo sự vững tin và nâng bước Việt Nam trên con đường hội nhập. Cảm ơn và đánh giá cao trí tuệ sự tham gia đầy trách nhiệm, nhiệt tình của các hội viên, của các nhà kế toán trong cả nước cho sự hình thành, đi vào cuộc sống và phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam. Những chuyên gia, những người làm nghề kế toán Việt Nam đã bình tĩnh và tự tin hơn trong quyết sách, trong bước đi và trong lựa chọn mô hình kế toán cho Việt Nam, trong quan hệ giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè quốc tế. Năm năm cải cách đã cho Việt Nam một bài học, bài học quý giá của lòng kiên trì, quả cảm, tự tin, tỉnh táo và tập trung trí tuệ của đội ngũ, của những người yêu nghề, hết lòng vì nghề nghiệp.

Giai đoạn luật hóa, chuẩn hóa và hội nhập, tiếp tục phát triển kế toán Việt Nam (từ 2001).  Việt Nam đã thừa nhận có chọn lọc từng bước các chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc gia của Việt Nam đã được nghiên cứu, xây dựng và lần lượt công bố. Việt Nam đã tập trung thiết lập và công bố 26 chuẩn mực kế toán, 36 chuẩn mực kiểm toán.

Sau giai đoạn cải cách, nền tảng nghiệp vụ kế toán – kiểm toán Việt Nam đã được tạo lập, nhiều yêu cầu mới, yếu tố mới của hoạt động kế toán, kiểm toán đã xuất hiện, khung khổ pháp lý trong Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (ban hành năm 1988) đã không còn phù hợp. Kế toán Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới, cao hơn, giai đoạn hoàn chỉnh và nâng tầm pháp lý. Luật Kế toán, Luật Kiểm toán Nhà nước, Nghị định về kiểm toán độc lập đã được ban hành, hệ thống chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam được công bố. Kế toán Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và toàn diện vào kinh tế khu vực và thế giới. Vị thế vai trò của nghề nghiệp kế toán Việt nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
 
Luật Kế toán được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 4 và có hiệu lực từ năm 2004. Luật đã khẳng định vai trò và vị trí của kế toán trong hệ công cụ quản lý kinh tế, trong việc thiết lập và cung cấp thông tin kinh tế – tài chinh tin cậy cho các quyết định, tạo lập môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch. Nhiều chính sách về kế toán và nghiệp vụ kế toán và tổ chức công việc kế toán, tổ chức bộ máy kế toán đã được luật hóa. Nghề kế toán, hành nghề kế toán va tư cách là hoạt động dịch vụ đã được thừa nhận và luật hóa. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng cho kế toán Việt Nam hoạt động và phát triển trên một tầm cao mới trong xu thế hội nhập và mở cửa thông tin được của Việt Nam.
Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2005) và đã có hiệu lực từ ngày 01/1/2006. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên có giá trị cao nhất về kiểm toán nhà nước. Thành lập năm 1994, sau hơn 10 năm hoạt động, vị trí chức năng, quy trình hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của kế toán nhà nước đã được luật hóa. Luật đã xác định địa vị pháp lý của kiểm toán nhà nước trong bộ máy hành chính công quyền. khắng định kiểm toán nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chinh nhà nước cao nhất, là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập. Hơn ai hết, kế toán là công cụ quan trọng giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động tài chinh, làm mạnh và góp phần nâng cao hiệu quả của nền tài chinh quốc gia. Nghị định mới của Chính phủ về kiểm toán độc lập, xác lập vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyết định quy trình nghiệp vụ của hoạt động kiểm toán độc lập; quy định hình thức tổ chức, quy trình nghiệp vụ, phương thức kiểm soát, đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán và đạo đức hành nghề của kiểm toán viên. Đây là những căn cứ mang tính pháp lý cho hoạt động và hành nghề kiểm toán, góp phần đánh giá và xác nhận thông tin tài chinh doanh nghiệp, tài chinh dự án. Từ 2 công ty kiểm toán thành lập năm 1991 (VACO và AASC) qua gần 20 năm phát triển, đã có hơn 140 công ty và tổ chức hành nghề kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chinh với hơn 100 văn phòng, chi nhánh hoạt động ở hầu khắp các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam. Từ 13 nhân viên, đến nay đã có hơn 5000 người với gần 1000 kiểm toán viên có chứng chỉ (trong đó có 30 người nước ngoài) đang làm việc tại các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chinh kế toán.
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán, kiểm toán không thuần túy là bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chinh mà đã trở thành một ngành, một lĩnh vực thương mại dịch vụ quan trọng của nền kinh tế.Với chức năng thu thập, phản ánh, xử lý, tổng hợp và cung cấp những thông tin kinh tế tài chinh có độ tin cậy cao cho các quyết định kinh tế cho sự lãnh đạo điều hành, quản lý nền kinh tế. Kế toán, kiểm toán đã phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế. Với chức năng thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấp những thông tin kinh tế – tài chinh có độ tin cậy cao cho các quyết định kinh tế – kiểm toán, kiểm toán đã dần trở thành một lĩnh vực, một ngành dịch vụ quan trọng, có vị trí trong nền kinh tế. Thương mại dịch vụ kế toán, kiểm toán không chỉ góp phần tăng trưởng, giải quyết việc làm, mà quan trọng không kém là tạo lập, đánh giá và xác nhận độ tin cậy của thông tin kinh tế – tài chinh, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, lành mạnh hóa hoạt động tài chinh nhà nước và tài chinh doanh nghiệp tạo lòng tin cho nhân dân, cho các nhà đầu tư làm cơ sở minh bạch hóa, công khai hóa các hoạt động kinh tế tài chinh. Với tư cách là hoạt động dịch vụ, một hoạt động thương mại dịch vụ mới xuất hiện và được thừa nhận ở nước ta từ đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, được kế toán, kiểm toán độc lập, tư vấn tài chinh đã ngày càng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng, khẳng định vị thế nghề nghiệp trong nền kinh tế.
Có thể nói, dịch vụ kế toán, kiểm toán ở Việt Nam mặc dù rất non trẻ, nhưng đã sớm khởi sắc, phát triển nhanh và khẳng định vị thế trong thương mại Việt Nam. Hàng vạn báo cáo tài chinh nhà nước, báo cáo tài chinh doanh nghiệp, báo cáo quyết toán ngân sách, quyết toán đã được kiểm tra, đánh giá và xác nhận. Từ sau khi Luật Kế toán được Quốc hội thông qua, có hiệu lực, hành nghề kế toán được luật pháp thừa nhận, được kế toán, kiểm toán càng pt mạnh hơn.
Xu thế hội nhập kinh tế giữa các nước đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương đã được ký kết, thị trường dịch vụ trong khu vực ASIAN đã mở cửa và tạo lập một sân chơi chung cho các quốc gia, các nước đã tích cực chuẩn bị cho điều kiện để thực hiện lộ trình đã cam kết. Kế toán, kiểm toán là một trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ được nhiều quốc gia quan tâm đàm phán, thỏa thuận mở cửa. Theo lộ trình cam kết, trong giai đoạn 2001 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam cho phép các công ty kế toán, kiểm toán, các tổ chức tư vấn tài chinh, kế toán nước ngoài đầu tư, hoạt động tại Việt Nam. Khuyến khích các công ty, tổ chức nước ngoài hợp tác, liên doanh với công ty, tổ chức hành nghề dịch vụ kế toán, kiểm toán ở VIệt Nam. Việt Nam đã và sẽ từng bước mở cửa lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chinh. Đến năm 2020 sẽ mở cửa rộng rãi và lẽ dĩ nhiên, các công ty, tổ chức và cá nhân hành nghề kế toán, kiểm toán Việt Nam cũng sẽ tự do hành nghề ở nước ngoài, nếu đủ năng lực và điều kiện.
Chúng ta đã làm khá nhiều việc, từ tạo lập khuôn khổ pháp lý cho kế toán, cho hành nghề kế toán, kiểm toán, cải thiện hệ thống kế toán Việt Nam, xây dựng và công bố chuẩn mực quốc gia về kế toán. Và đặc biệt là đã chuẩn bị một đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề đủ năng lực và điều kiện hoạt động hoạt động ở trong nước và ngoài nước. Nhưng tất cả chỉ là bắt đầu. Vấn đề là tạo lập và nâng năng lực cạnh tranh của các công ty, các tổ chức, các cá nhân hành nghề kế toán, kiểm toán đề có thể trụ vững và phát triển. Cần chiến thắng và tồn tại ngay ở thị trường trong nước và khu vực. Đại hội lần thứ 4 nhiệm kỳ 2009 – 2014 của Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam với chủ đề “Đoàn kết – Hội nhập – Phát triển” là sự chuẩn bị tích cực cho sự phát triển của nghề kế toán và kiểm toán trong thời gian tới.
 
Theo PGS.TS ĐẶNG VĂN THANH – tạp chí kế toán số 77