Hành trình đổi mới và phát triển của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán

Hành trình đổi mới và phát triển của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
TCKT cập nhật: 22/05/2010

clb.jpgTháng 1 năm 1944, Hội Kế toán Việt Nam được thành lập mà tiền thân là Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc. Có thể nói, quá trình xây dựng và trưởng thành của tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán từ Câu lạc bộ kế toán trưởng toàn quốc là cả hành trình dài, hành trình đối mới của nghề nghiệp kế toán và kiểm toán Việt Nam. Hành trình này luôn song hành với công việc đổi mới và hội nhập của đất nước ta và có thể phân chia làm 3 thời kỳ sau:

Giai đoạn đầu từ những năm 1970 đến năm 1991, manh nha của thời kỳ đổi mới, đã thai nghén và xuất hiện các yếu tố đòi hỏi phải cải cách đổi mới, tiếp cận tư duy kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Từ cuối những năm 1970 đến năm 1991, cụ thể là từ Đại hội V, Đại hội VI của Đảng CSVN. Đó là thời kỳ sau Đại thắng Mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trước đây, trong thời kỳ kháng chiến, tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, nay là thời kỳ hòa bình, thống nhất, tất cả vì sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế là trung tâm. Trong đó, doanh nghiệp có vị trí quan trọng, về vấn đề quản lý kinh tế, tài chính có vai trò trọng yếu, xuyên suốt đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Câu lạc bộ Giám đốc ra đời từ giữa những năm 1980, tiếp đến Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc ra đời, trong xu thế xác lập vị thế cán bộ tài chính – kế toán. Vai trò của kế toán trưởng được nâng cao, trong đó công cuộc phát triển kinh tế. Đó là một nhân tố về tổ chức con người trong quản lý kinh tế của hệ thống cơ cấu lại mô hình doanh nghiệp. Các tổng công ty, công ty mẹ, công ty con đòi hỏi phải có hội đồng quản trị, có tổng giám đốc, có kế toán trưởng… Chính vào lúc đó, Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc ra đời vào năm 1989, tiền thân của Hội kế toán và Kiểm toán  Việt Nam sau này.

Giai đoạn đổi mới toàn diện theo chiều rộng và chiều sau ( từ năm 1992 – 1997). Đặc điểm của  giai đoạn này là hệ thống doanh nghiệp đã phát triển sau rộng trong mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán… Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi, Luật Doanh nghiệp được ra đời. Các công ty kiểm toán độc lập được thành lập ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam đã bắt đầu đi vào cổ phần hóa doanh nghiệp, Việt Nam giai nhập ASEAN.

Trên nền tảng phát huy thành quả trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới về xây dựng kinh tế và quản lý kinh tế của đất nước, chúng ta tiếp thu có chọn lọc các yếu tố tích cực trong lĩnh vực quản lý kinh tế của hệ thống kinh tế TBCN của thế giới để cải tiến, hòa nhập, tu chỉnh các chính sách, luật lệ, chuẩn mực về tài chính. Ngân hàng, tiền tệ, kế toán, kiểm toán, thanh toán quốc tế, thuế hải quan,… cho phù hợp với bước đi có định hướng của đất nước. Từ nền móng là CLB Kế toán trưởng, chúng ta đã thành lập Hội kế toán và Kiểm toán  Việt Nam, tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người làm việc kế toán, kiểm toán ở nước ta. Hội là ngôi nhà chung, tập hợp đoàn kết mọi lực lượng kế toán, kiểm toán nước nhà thành một khối thống nhất cùng nhau phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đắc lục cho công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.
 
Giai đoạn hội nhập, mở cửa sau rộng từ năm 1998 cho đến nay, là giai đoạn củng cố và phát triển của tổng công ty 90, 91 mở rộng hơn nữa cổ phần hóa; phát triển nhanh cà sâu rộng các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt xí nghiệp vừa và nhỏ; thị trường chứng khoán đi vào hoạt động. Các Tổng công ty 9, 91 chuyển hóa hình thành các tập đoàn quốc gia, hội nhập ASEAN đã được phát triển vững chắc, vị thế của Việt Nam được nâng cao, tiếp đến gia nhập WTO. Đó là thời kỳ phát triển phong phú và sôi động nhất, tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển và hội nhập, đồng thời, có những thách thức gay go trên con đường phát triển.
 
Trong hoàn cảnh đó, Hội kế toán và Kiểm toán  Việt Nam vững vàng tiếp bước đi lên , đạt được nhiều tiến bộ trong hội nhập và phát triển cả về tổ chức nghề nghiệp, lập được nhiều chuẩn mực kế toán kiểm toán, đào tạo bổ sung nhân lực, cung cấp cán bộ tài chính, kiểm toán có trình độ cao phù hợp với đòi hỏi của đất nước và chuẩn mực quốc tế, Hội được nhà nước giao thêm trọng trách về thẩm định, tham gia xây dựng chính sách chế độ về tài chính, kế toán, kiểm toán, và thực hiện các chức năng quản lý nghề nghiệp kế toán, kiểm toán… Hội đã gia nhập ASEAN, Liên đoàn Kế toán Quốc tế. Cùng với những thành quả và xu thế phát triển đó, chúng ta cũng nhận thức được những mặt còn yếu, mà chúng ta chưa kịp nắm bắt, phân tích, sửa đổi, bổ sung, để hoàn thiện nó cả về tổ chức và nội dung hoạt động của Hội,
Hoàn cảnh mới đặt ra cho Hội kế toán và Kiểm toán  Việt Nam, trong đó CLB Kế toán trưởng toàn quốc, yêu cầu phải củng cố và phát triển cho phù hợp với công cuộc đổi mới, phát triển, hội nhập của đất nước. Tôi xin kiến nghị và đề xuất một số ý kiến sau:

Một là, trước hết, Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam phải coi trọng việc trau dồi đạo đức, lương tâm nghề nghiệp tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề đạt được tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế.

 Vấn đề đoàn kết, tập hợp lực lượng trong một tổ chức thống nhất là môi trường thận lợi để học hỏi lẫn nhau, đùm bọc lẫn nhau trong công tác và cuộc sông, dân chủ, phản biệt chân thành, tự do tư tưởng, chịu lắng nghe, thảo luận, sáng tạo luôn đổi mới và tiến lên đoàn kết, thống nhất là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đoàn kết tạo ra sức mạnh giúp ta vượt qua mọi khó khăn thách thức để danh thắng lợi. Đó là mà điểm mà Hội phải luôn quán triệt trong xây dựng, phát triển tổ chức và hoạt động.

Hai là,  trong Hội có CLB Kế toán trưởng toàn quốc đay là một mô hình tốt cần duy trì và phát triển vì đã được thực tế kiểm nghiệm trong hơn 20 năm. CLB Kế toán trưởng là nơi để tổ chức hội thảo, trao đổi vui chơi tạo không khí hòa nhập, đoàn kết rất có ích. Ban chủ nhiệm CLB nên rút kinh nghiệm làm tốt hơn, sáng tạo, hiệu quả và phong phú hơn. CLB phải là tổ chức hạt nhân trong hoạt động của Hội

 Ba là, về đổi mới, trong công việc của Hội, cần có cán bộ Hội viên chuyên trách thu nhập thông tin, có quan hệ chặt chẽ với các ngành, các cấp Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, từ TW đến địa phương để nắm bắt được những yêu cầu của cuộc sống, của quản lý kinh tế, xã hội đối với nghề nghiệp của chính mình, đặc biệt như Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… Công tác quản lý hội viên, quản lý tổ chức và hoạt động của các cấp hội cùng với các hoạt động nghề nghiệp để nâng cao chất lượng hội viên và hoạt động Hội phải được đặt lên hàng đầu.

Bốn là, về đối ngoại, tức là quan hệ với nước ngoài, phải tổ chức nắm bắt được thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp tài chính, ngân hàng, tiền tệ, kế toán, kiểm toán một cách cập nhật, để theo kịp với xu thế của thời đại mà vận dụng vào nước ta. Đặc việt, Hội cần phải có quan hệ mật thiết và kịp thời với các hoạt động của hội nghề nghiệp về kiểm toán, kế toán của nước ngoài. Trong điều kiện có thể và cần thiết, gia nhập hoạt động đầy đủ và có chất lượng, uy tín với các tổ chức đó để tranh thủ những việc có lợi cho sự phát triển của đất nước.

Tóm lại, để phát triển và làm tốt công tác của Hội, cần chú ý đến hai mảng công tác lớn là:

Thứ nhất, củng cố tổ chức cho phù hợp với xu thế mới của thời đại. Tôi tán tánh nhiều nội dung trong bài phát biểu của PGS.TS Đặng Văn Thanh về “Đổi mớ căn bản hoạt động của CLB Kế toán trưởng và thông báo kết quả cuộc họp ngày 17/6/2008 của ban chủ nhiệm câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc”. Ở đây, chỉ xin nói thêm hai vấn đề: Nên có trung tâm đào tạo nhân lực trong tổ chức của Hội và nên thành lập một công ty cổ phần cung cấp một loại dịch vụ nào đó đẻ tạo nguồn tài chính cho Hội. Bên cạnh đó, trong việc dung nạp thêm  giám đốc tài chính vào Hội, nên có bước đi và lộ trình cẩn trọng sao cho hài hoài mà không mất đi vai trò và nghề nghiệp của kế toán trưởng, tên gọi cần tìm cho đúng và có tính kế thừa.

 

Thứ hai, về chương trình hoạt động và nội dung sinh hoạt của Hội và của CLB, cần có chương trình cụ thể hàng năm trong đó đi sâu vào các nội dung: trao đổi nghề nghiệp, chuyên môn, khoa học, cơ chế chính sách, phản biện, đào tạo nhân lực; phát triển tổ chức, hội viên; hoạt động tài chính cho Hội, phát triển nguồn nhân lực tài chính; sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, trao đổi, vui chơi, tham quan, sinh thái,… Chương trình năm nay phải có sự dự báo cho hai năm tiếp theo và cứ lần lượt tiếp nối như thế

Theo Hồ Tế – tạp chí Kế Toán số 77