Toàn Thẩm Kế Nước Cộng hòa Pháp

Toàn Thẩm Kế Nước Cộng hòa Pháp
TCKT cập nhật: 11/03/2010

Thực tế ở Cộng hòa Pháp cho thấy bên cạnh hệ thống thanh tra
tài chính và sự giám sát chi tiêu ngân sách tại chỗ của Bộ tài chính với mỗi
Bộ, ngành (cử cán bộ chuyên trách giám sát tại chỗ) sự hiện diện và hoạt động
của Tòa thẩm kế đã tạo nên một hệ thống kiểm soát liên hoàn và chặt chẽ việc
chi tiêu ngân sách Nhà nước theo đạo luật Ngân sách được duyệt hàng năm. Sự
kiểm soát này vừa bảo vệ người làm đúng (thông qua các phán quyết miễn trách)
vừa trừng phạt kịp thời những người vi phạm để bảo toàn công quỹ và đặc biệt,
việc làm đó có ý nghĩa ngăn chặn và phòng ngừa những hành vi sai phạm…

Lập kế hoạch kiểm tra

Công việc kiểm tra và phán quyết tài khoản của các kế toán
viên công được thực hiện theo kế hoạch do chính Tòa thẩm kế tự quyết định, kế
kiểm tra các tài khoản hàng năm do các tòa chuyên ngành xây dựng căn cứ vào:

Số lượng các tài khoản đã đến kế hoạch phải được kiểm tra
(4-5 năm một lần).

Tầm quan trọng và tính phức tạp của các tài khoản, các hoạt
động nổi lên trong năm.

Những tài khoản, những đơn vị và kế toán viên đang có vấn đề
cần được xem xét (thông qua các nguồn thông tin khác nhau từ nhiều phía).

Một số yếu tố khác (chương trình điều tra, chương trình phối
hợp trong và ngoài, yêu cầu của Quốc hội…)

Kế hoạch kiểm tra của các phòng xây dựng được trình lên Chủ
tịch thứ nhất (thông qua Tổng thư ký) để xem xét, duyệt y và tổng hợp thành kế
hoạch chung của Tòa thẩm kế rồi giao cho các tòa chuyên ngành triển khai thực
hiện.

Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ kế toán:

Theo luật đinh, các kiểm toán viên công sở có trách nhiệm
nộp hồ sở quyết toán hàng năm của tài khoản do minh phụ trách cho Tòa thẩm kế
đúng thời hạn quy định. Phòng lục sự trung tâm lưu trữ của Tòa thẩm kế tổ chức
tiếp nhận hồ sơ (kiểm tra số lượng hồ sơ, ngày nộp và quy chế niêm phong). Hàng
năm riêng Tòa thẩm kế trung ương phải tiếp nhận khoảng 60.000 bộ hồ sơ quyết
toán (tài khoản) với trọng lượng khoảng 500 tấn. Hồ sơ sau khi tiếp nhận được
sắp xếp đánh mã số và chuyển kho bảo quản lưu trữ. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra
của các tòa chuyên ngành, phòng lục sự trung tâm có nhiệm vụ chuyển kịp thời hồ
sơ quyết toán của các tài khoản liên quan giao cho cán bộ phụ trách của các tòa
án chuyên ngành, đồng thời có nhiệm vụ tiếp nhận để lưu trữ cá hồ sơ quyết toán
do các tòa án chuyên ngành chuyển xuống lưu trữ sau khi đã xử lý xong. Tại đây
hồ sơ sẽ được lưu trữ trong vong 2 năm thì cho tiêu hủy theo quy định của các
tòa án chuyên ngành.

Thực hiện kiểm tra và lập dự thảo báo cáo

Công việc này được giao cho các chuyên gia kiểm toán – báo
cáo viên thực hiện. Theo nhiệm vụ được phân công, chuyên viên kiểm toán – báo
cáo việc độc lập thực hiện việc kiểm tra hồ sơ quyết toán và lập dự thảo báo
cáo kết quả kiểm tra đối với từng tài khoản (từng kế toán viên công). Tòa chuyên
ngành phân công một số cố vấn trưởng làm phản biện cho từng báo cáo viên và
từng bản dự thảo báo cáo. Phản biện có nhiệm vụ hướng dẫn báo cáo viên, nhận
xét về dự thảo báo cáo của báo cáo viên và biện hộ báo cáo tại các cuộc thỏa
luận tập thể.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ quyết toán, báo cáo viên có
yêu cầu kế toán viên cung cấp thêm tài liệu hoặc giải trình thêm những vấn đề
cần thiết.Báo cáo viên cũng có thể xuống hiện trường điều tra xem xét.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, báo cáo viên lập dự thảo báo
cáo đưa ra các ý kiến đánh giá nhận xét của mình về hồ sơ quyết toán trên các
mặt:

Tính hợp lệ chi tiêu sử dụng ngân quỹ.

Tính chính xác trung thực của các số liệu tính toán.

Sự hợp lý và hiệu quả sử dụng.

Bản dự thảo của báo cáo viên được chuyển đến cố vấn trưởng
để nhận xét phản diện.

Thông qua báo cáo kiểm tra và phân tích ra phán quyết.

Việc thông qua báo cáo và ra phán quyết được thực hiện theo
nguyên tắc biểu quyết tập thể của tòa chuyên ngành. Quá trình này được tiến
hành theo các bước:

Tổ chức thảo luận tập thể toàn chuyên ngành với sự tham gia
của kiểm sát trưởng đại diện Viện công tố bên cạnh Tòa thẩm kế và trong trường
hợp cần thiết có thể mời đương sự (kế toán viên, chuẩn chi viên) tham dự để đối
chất. Trên cơ sở tảo luận tập thể dưới sự chủ tọa của Chủ tịch tòa chuyên ngành
sẽ tiến hành biểu quyết thông qua báo cáo và dự thảo các phán quyết theo nguyên
tác đa số (trường hợp ngang nhau thì ý kiến của Chủ tịch ở phía nào thì thông
qua biểu quyết của phía đó).

Phán quyết có hai loại: Phản quyết miễn trách (tức là chấp
nhận hồ sơ quyết toán và đương sự được giải tỏa hoàn toàn trách nhiệm) và phán
quyết trách nhiệm buộc đương sự phải bồi hoàn công quỹ (đối với chuẩn chi viên
là các nhận xét về quản lý). Phán quyết được thông qua mới chỉ là phán quyết
tạm thời.

Gửi báo cáo và các phán quyết tạm thời đến đương sự và yêu
cầu trong một thời gian nhất định đương sự phải có ý kiến trả lời về báo cáo và
các phán quyết tạm thời. Đương sự có thể trả lời nhất trí hoặc phản bác. Trường
hợp phản bác thì phải đưa ra dẫn chứng giải thích.

Sau khi nhận được ý kiến trả lời của đương sự tòa chuyên
ngành tổ chức thảo luận tập thể và xem xét lại ý kiến giải trình và biểu quyết
thông qua quyết định chính thức. Phán quyết chính thức được gửi cho đương sự
thông qua Tổng thư ký và gửi cho đơn vị thông qua Tổng kiểm sát của Viện công
tố thực hiện. Đối với các tài khoản có dấu hiệu vi phạm hình sự thì hồ sơ được
chuyển cho Tổng kiểm sát của Viện công tố để làm thủ tục chuyển qua tòa hình
sự.

 Xử lý cá trường hợp kháng án.

Trường hợp có kháng án thì nếu đó là bản án (phán quyết) của
Tòa thẩm kế cấp khu thì được chuyển lên Tòa thẩm kế trung ương xem xét quyết
định; nếu đó là bản án của các tòa chuyên ngành thuộc Tòa thẩm kế Trung ương
thì sẽ đưa ra thảo luận trong hội đồng tối cao các thẩm phán của Tòa thẩm kế
Trung ương dưới củ tọa của Chủ tịch thứ nhất. Thông thường thì ý kiến kết luận
của Hội đồng tối thẩm phán là ý kiến cuối cùng. Trường hợp cá biệt (trên thực
tế chưa xảy ra bao giờ) sau khi có kết luận của Hội đồng tối cao cá thẩm phán,
đương sự vẫn kháng án thì mới chuyển lên Viện tham chính (Toàn án hành chính
tối cao hay còn gọi là Hội đồng Nhà nước).

 Lập báo cáo tổng hợp hàng năm của Tòa thẩm kế:

Theo luật định, hàng năm Tòa thẩm kế phải lập 2 báo cáo tổng
hợp: Báo cáo chấp hành đọa luật Ngân sách hàng năm đã được Quốc hội thông qua
và báo cáo công khai về các vụ việc Tòa thẩm kế đã xử lý trong năm. Chủ tịch
thứ nhất Tòa thẩm kế phải trình bày 2 báo cáo này trước 2 Viện: Thượng viện và
Hạ viện.

Báo cáo tình hình chấp hành đạo luật Ngân sách hàng năm được
trình lên Tổng thống và Nghị viện. Báo cáo này chủ yếu phân tích những nguyên
nhân của các khoản chênh lệch dự toán và thực tế, đưa ra những nhận xét về các
khoản chi hợp lệ, các khoản chi không hợp lệ, mục đích và hiệu quả của việc chi
tiêu đã ghi trong đạo luật đối với từng lĩnh vực, từng Bộ. Báo cáo tình hình
chấp hành đạo luật Ngân sách chỉ sử dụng để các Nghị sĩ thảo luận trong Nghị
viện.

Báo cáo công khai chỉ phản ánh một phần kết quả hoạt động
kiểm tra và xử lý của Tòa thẩm kế nhằm vào từng vấn đè lớn và cần thiết nhằm
làm cho mọi người dân biết về tình hình chi tiêu công quỹ của Chính phủ và cá
cơ quan nhiệm vụ. Mỗi năm thường chọn khoảng 10 – 15 vấn đề để báo cáo công
khai. Ngoài báo cáo công khai còn phải viết một bản tóm tắt nội dung báo cáo
công khai để cung cấp cho các cơ quan thông tin đại chúng. Những vấn đề đưa vào
báo cáo công khai phải được cân nhắc thận trọng, những vấn đề điển hình có thể
nêu lên thành tấm gương cho mọi người.

Các báo cáo tổng hợp do một Ủy ban chuyên trách thực hiện,
dưới sự điều hành của tổng báo cáo viên. Ủy ban phải triển khai việc dự thảo
báo cáo bắt đầu từ tháng một hàng năm, từng vấn đề đưa vào báo cáo phải được Ủy
ban thảo luận và nhất trí. Vào khoảng từ 25/4 đến 30/4 Ủy ban phải gửi dự thảo
báo cáo để lấy ý kiến các bộ, các địa phương (trong vòng 2 tháng).

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, các địa phương, Ủy ban xem xét
và hoàn chỉnh dự thảo báo cáo, dự thảo báo cáo sau khi hoàn thành được trình
lên Hội đồng tối cao các thẩm phán thảo luận và biểu quyết thông qua.

Một vài suy ngẫm

Tòa thẩm kế Cộng hòa Pháp là mô hình đặc biệt trong lĩnh vực
Kiểm toán Nhà nước. Khác với tổ chức Kiểm toán Nhà nước hiện nay ở nhiều nước,
Tòa thẩm kế Cộng hòa Pháp vừa làm chức năng cơ quan Kiểm toán Nhà nước là kiểm
tra quyết toán ngân sách Nhà nước các cấp, vừa làm chức năng của cơ quan xét xử
như một toàn án và được đặt trong hệ thống tư pháp không lệ thuộc vào cơ quan
lập pháp cũng như cơ quan hành pháp. Chính cơ chế này đảm bảo cho Tòa thẩm kế
hoạt động một cách độc lập, khách quan, nâng cao rất nhiều vai trò của Tòa thẩm
kế trong xã hội và lòng tin của nhân dân.

Là một cơ quan được giao quyền lực lớn ở trung ương và địa
phương, Tòa thẩm kế có một quy chế tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ theo chức danh
tiêu chuẩn của từng loại (cố vấn trưởng, cố vấn, cán sự…) rất chặt chẽ, đòi
hỏi cả về trình độ đào tạo, thâm niên công tác và tuổi đời.

Thực hiện nguyên tác “bất năng thuyên chuyển”đối với các
thẩm phán (các quan tòa) là một đảm bảo chắc chắn để phát huy tính độc lập và
trách nhiệm cá nhân của mỗi người khi thực hiện nhiệm vụ, nhưng đồng thời áp
dụng nguyên tắc “quyết định tập thể” với một quy trình chuẩn bị thảo luận qua
nhiều vòng rất dân chủ và thận trọng đã đảm bảo cho mọi kết luận, nhận xét và
các phán quyết của toà đưa ra có tính chính xác cao và trên thực tế chưa hề bị
phản bác. Trong các báo cáo tổng hợp sử dụng ở Nghị viện cũng như trong các báo
cáo công khai, mọi vụ việc đưa ra bên cạnh sự phân tích và kết luận của tòa đều
kèm theo nguyên văn ý kiến giải trình của các đối tượng. Sự công minh và khách
quan ở đây đã tọa ra niềm tin rất lớn trong các tầng lớp xã hội đối với hoạt
động của tòa.

Là một cơ quan được giao quyền lực lớn, để phát huy đầy đủ
tác dụng của nó với vai trò cơ quan bảo vệ pháp luật và kiểm soát chi tiêu công
quỹ của cơ quan và quan chức nhà nước, Nhà nước đã quan tâm tạo mọi điều kiện
cần thiết và thích đáng cho hoạt động của Tòa thẩm kế trung ương và các khu vực
từ cơ sở pháp lý, nguồn cung cấp cán bộ, trụ sở và các trang thiết bị văn phòng
cần thiết… đến chế độ đã ngộ với cán bộ công tác tại tòa. Ngoài chế đọ lương
cao hơn một bậc so với cán bộ cúng cấp ở cơ quan Nhà nước, cán bộ công tác tại
tòa còn được hưởng tiền thưởng thường xuyên từ kết quả công việc. theo quy
trình sau khi hoàn thành kiểm tra một hồ sơ quyết toán căn cứ vào chất lượng
báo cáo được thông qua, cố vấn trưởng phụ trách cho điểm với báo cáo đó. Số
tiền thưởng của mỗi người được xác định bằng cách lấy tổng số điểm trong mỗi
quý, mỗi năm nhân với đơn giá tiền thưởng quy định cho mỗi điểm.

Với chế độ đãi ngộ cao cộng với chất lượng tuyển chọn, nên
cán bộ làm việc toàn tâm toàn ý và có ý thức vươn lên rất cao, hạn chế có hiệu
quả những hành vi tiêu cực (rất hãn hữu mới xảy ra).

Thực tế ở Cộng hòa Pháp cho thấy bên cạnh hệ thống thanh tra
tài chính và sự giám sát chi tiêu ngân sách tại chỗ của Bộ tài chính với mỗi
Bộ, ngành (cử cán bộ chuyên trách giám sát tại chỗ) sự hiện diện và hoạt động
của Tòa thẩm kế đã tạo nên một hệ thống kiểm soát liên hoàn và chặt chẽ việc
chi tiêu ngân sách Nhà nước theo đạo luật Ngân sách được duyệt hàng năm. Sự
kiểm soát này vừa bảo vệ người làm đúng (thông qua các phán quyết miễn trách)
vừa trừng phạt kịp thời những người vi phạm để bảo toàn công quỹ và đặc biệt,
việc làm đó có ý nghĩa ngăn chặn và phòng ngừa những hành vi sai phạm trong
hoạt độngcủa Tòa thẩm kế. Đó cũng chính là mục tiêu hoạt động của Tòa thẩm kế
và khẳng định sự tồn tại tất yếu của nó không những trong quá khứ mà cả hiện
tại và tương lai.

Thiết nghĩ, tù kinh nghiệm thực tế của Tòa thẩm kế Cộng hòa
Pháp ta có thể rút ra được nhiều bào học bổ ích cho việc nghiêm cứu xây dựng và
phát triển tổ chức Kiểm toán Nhà nước ta hiện nay và trong tương lai.                     

Theo Hà Ngọc Sơn – Tạp chí Kiểm toán