Nguyên nhân thất bại của các công ty kiểm toán Mỹ
Nguyên nhân thất bại của các công ty kiểm toán Mỹ |
TCKT cập nhật: 03/01/2009 | ||||
(Bài viết có 2 trang. Bạn đang xem trang 1)
Enron, một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ phá sản kéo theo công ty
Theo nghiên cứu về những cuộc kiểm toán thất bại tại các công ty được kiểm toán của Mỹ, các nguyên nhân chính là: 1. Kẽ hở trong hệ thống kế toán. Việc biển thủ tiền trong một công ty của Mỹ không được coi là làm trái các quy định trong hệ thống kế toán; nhưng việc sửa chữa lại dữ liệu kế toán thì ngược lại, theo các quy định trong hệ thống kế toán, đó là sự vi phạm nghiêm trọng. Nhưng miễn đó là sự trùng hợp tình cờ với dữ liệu thực tế thì lại được chấp nhận. Việc lợi dụng khuyết điểm của hệ thống để khiến cho các nhà đầu tư bị lỗ, hiện tượng này thường bị các nhân viên CPA bỏ qua trong quá trình kế toán. Trường hợp của Enron Corp là ví dụ điển hình. Việc thiết lập tiêu chuẩn kế toán có thể được chia làm 2 loại: dựa trên các luật lệ hoặc dựa trên nguyên tắc. Mỗi phương thức có điểm mạnh là điểm yếu nhất định. Điểm nổi trội của tiêu chuẩn kế toán dựa trên các luật lệ là chỉ cần sử dụng kỹ năng tốt, chứ không cần phải thực hiện thêm bất kỳ đánh giá chuyên nghiệp nào, và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như dễ bị trốn thuế, nhấn mạnh về mặt thủ tục chứ không phải là về mặt bản chất…v..v.. Tiêu chuẩn kế toán dựa trên nguyên tắc thì không dễ trốn thuế do bị ràng buộc bởi các nguyên tắc “Quản lý doanh nghiệp” và công tác tổ chức mà DN lập kế hoạch một cách tỉ mỉ. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi nhân viên CPA và kế toán viên cần phải đưa ra nhiều những đánh giá chuyên nghiệp, khi sử dụng phương thức này. Hệ thống kế toán của Mỹ được coi là dựa trên các luật lệ, trong khi hệ thống kế toán quốc tế lại được dựa trên nguyên tắc. Khi đánh giá về vụ Enron Corp, vị Chủ tịch tiền nhiệm của SEC, Arthu Levitt đã sắc bén chỉ ra rằng: “Hệ thống Báo cáo tài chính của Mỹ không cung cấp đủ thông tin về tình trạng tài chính của các công ty được niêm yết cho các nhà đầu tư, tuy nhiên, dữ liệu này đã được suy luận ra những con số không đúng ở nhiều lĩnh vực khác nhau.” Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên của Đài BBC, nhà phân tích tài chính nổi tiếng, Geogre Soros nói: “Hệ thống kế toán của Mỹ chủ yếu dựa trên các luật lệ về kế toán, nhưng như thế vẫn chưa đủ bởi vì có thể dẫn đến các hành vi trốn thuế”. Rõ ràng là tiêu chuẩn kế toán của Mỹ dựa trên các luật lệ khiến các công ty ẩn danh dễ dàng sử dụng để trốn thuế bằng thủ thuật thương mại. Điều này cũng gây tổn hại cho phía công ty niêm yết và các đánh giá chuyên nghiệp của nhân viên CPA. Thông thường, các nhân viên CPA chỉ chú tâm đến chi tiết của các tài chính kế toán, mà không đánh giá tính hợp lý trong các báo cáo tài chính. Việc này có thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình kiểm toán và do đó gây ra một loạt các vụ biển thủ tài chính xảy ra. 2. Sai sót về mô hình kiểm toán Từ những năm 1990, mô hình kiểm toán của Mỹ đã nhanh chóng thay đổi từ mô hình dựa trên hệ thống thành mô hình dựa trên rủi ro. Trên thực tế, việc thay đổi mô hình kiểm toán là một bước tiến quan trọng trong lịch sử ngành kiểm toán. Đó là việc người ta thay đổi cách thức kiểm toán chứ không phải là thay đổi khái niệm kiểm toán truyền thống, thường dẫn đến tình trạng lộn xộn về các kiến thức kiểm toán. Có khả năng kiểm toán sẽ trở thành một nghề nghiệp sinh lời lớn mà mọi đối tượng đổ xô đi tìm kiếm (bản chất công việc chủ yếu là cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận đem lại) so với các nghề nghiệp cao quý khác (có bản chất công việc được đúc kết từ những đánh giá chuyên nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng). Theo mô hình dựa trên rủi ro thì các công ty kế toán thường tập trung hết sức lực để phân tích các thương vụ và quản lý rủi ro cho khách hàng, nhưng lại không chú trọng đến việc tiến hành kiểm tra thực sự để trực tiếp hỗ trợ kết luận kiểm toán. Với hệ thống bồi thường không hòan hảo và ẩn chứa nguy cơ bồi thường sai thực tế, kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro có thể khiến các nhân viên CPA không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhắm tiết kiệm chi phí kiểm toán. Trên thực tế, trong các trường hợp biển thủ tài chính tại các công ty Enron Corp., WolrdCom Inc., Rite Aid Corp., Xerox Corp., ta đều thấy rằng cách thức biển thủ không quá thông minh. Nếu nhân viên CPA tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn kinh doanh khi tác nghiệp, hoàn tất chi tiết các cuộc kiểm tra trên thực tế thì sẽ dễ dàng phát hiện ra những vụ tham ô tài chính này và kịp thời ngăn chặn chúng. 3. Kiểm toán viên làm việc thiếu độc lập, tự chủ trong công việc. Tính độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán, khiến cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập của ngành kiểm toán của nước Mỹ lại đang bị “lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Có thể liệt kê các yếu tố gây ảnh hưởng đến tính độc lập khi tác nghiệp của các CPA: (1) Thu nhập từ các ngành không liên quan đến kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của nhân viên làm trong ngành kiểm toán. Các ngành không liên quan đến kiểm toán có thể là ngành dịch vụ đại lý, tư vấn về thuế và tư vấn quản lý. Ở Mỹ, tỷ lệ thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán tăng rất nhanh, trong khi đó tỷ lệ thu nhập của ngành kiểm toán thì ngược lại, theo thống kê của các công ty Kiểm toán “Big Five”. Và tất nhiên thu nhập của nhân viên làm việc không thuộc lĩnh vực kiểm toán cao hơn rất nhiều so với thu nhập của kiểm toán viên. Theo các dữ liệu thống kê của hơn 50 công ty được niêm yết ở Mỹ từ năm 2001 đến năm 2002, tỷ lệ giữa thu nhập của các ngành không liên quan đến kiểm toán so với tổng thu nhập chung là 69% và 62% thậm chí có lúc còn lên đến 92%. Theo Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (ASEC), thu nhập của ngành không liên quan đến kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập về mặt tài chính ở 2 mặt. Thứ nhất, do lượng tiền thu nhập từ các ngành không liên quan đến chứng khoán lớn có thể dẫn đến việc các công ty kiểm toán phụ thuộc vào khách hàng về lĩnh vực tài chính, do đó có thể khiến cho các kiểm toán viên từ bỏ nguyên tắc nghề nghiệp khi phát sinh mâu thuẫn giữa phía kiểm toán viên và khách hàng. Thứ hai, là nhà tư vấn quản lý làm việc trong lĩnh vực giao dịch không liên quan gì đến kiểm toán bị buộc phải làm việc trong lĩnh vực quản lý công ty, điều này khiến cho kiểm toán viên làm việc trong phạm vi quản lý công ty cảm thấy thật khó khăn để đánh giá cũng như đưa ra các phán xét liên quan đến các giao dịch và công việc kinh doanh một cách khách quan. Năm 2001, WorldCom Inc. đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu đôla, dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài chính là 1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla. Enron Corp. trả Arthur Andersen chi phí kiểm toán 25 triệu, chi phí tư vấn và các phí dịch vụ khác lên đến 27 triệu đôla, và tổng số là 52 triệu đôla. Như thế có nghĩa là công ty Enron Corp. đã trả Arthur Andersen khoảng 1 triệu đôla/tuần. Chủ tịch tiền nhiệm của SEC Arthur Levitt đã lên tiếng phê bình công ty Arthur Andersen thiếu tính độc lập, tự chủ khi làm việc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân chính là các công ty kiểm toán lại cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý.
|